Vũ Thanh Thủy

Chứng minh thư nhân dân làm mới không được được công nhận

Mẹ tôi sinh năm 1944 tại Thành phố Hải Dương (năm nay 73 tuổi). Lúc còn trẻ mẹ tôi học tập và làm việc tại Hưng Yên và được cấp CMT tại đó. Khi ấy Hải Dương - Hưng Yên chưa tách tỉnh. Sau khi tách tỉnh mẹ tôi chuyển công tác về gần nhà tại TP Hải Dương và từ đó đến nay vẫn sử dụng CMT cũ và vẫn được chấp nhận.

Cách đây 2 năm mẹ tôi có để lẫn lộn giấy tờ và không tìm thấy CMT nên nghĩ là mất nên đã ra Công an TP Hải Dương đề nghị cấp lại CMT. Sau khi lấy về thì CMT mới mang số mới nên không khớp với bất cứ giấy tờ có liên quan từ trước đến giờ. Do đó đều không được chấp nhận như: sổ bảo hiểm, sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất ...Cách đây mấy tháng mẹ tôi lại tìm thấy CMT cũ nhưng khi mang đi giao dịch thì được báo là hết hạn sử dụng và yêu cầu làm lại CMT mới. Mẹ tôi có mang 2 cái CMT cũ và mới xuống CA TP Hải Dương để hỏi nhưng họ cũng ko biết phải giải quyết thế nào. Trường hợp này của mẹ tôi chắc là cũng có rất nhiều người mắc phải trong quá trình tách - nhập - tách tỉnh nên tôi mạo muội gửi mail nhờ luật sư tư vấn cho.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới Công ty của chúng tôi! Tỉnh Hải Hưng được tách ra thành Tỉnh Hải Dương và Tỉnh Hưng Yên từ năm 1996. Như vậy chứng minh thư nhân dân cũ của mẹ bạn dùng đến năm 2015 đã trên 15 năm. Theo quy định pháp luật, là đã hết hạn và không được sử dụng nữa. Quyết định không công nhận hạn sử dụng của tấm chứng minh thư cũ là đúng với quy định pháp luật. Mẹ bạn làm chứng minh thư nhân dân mới, như vậy là phù hợp với quy định pháp luật và đã được công an thành phố Hải Dương cấp lại. Về tấm chứng minh thư nhân dân cũ, khi tìm thấy thì mẹ bạn có nghĩa vụ nộp lại cho cơ quan công an.  Mẹ bạn có thể sử dụng chứng minh nhân dân mới bình thường. Điều 7 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chứng minh nhân dân quy định:

Điều 7.Sử dụng Chứng minh nhân dân

1.Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.”

Việc không chấp nhận số mới của chứng minh thư mới là không đúng pháp luật vì sau khi làm mới chứng minh nhân dân, hiệu lực tấm chứng minh nhân dân mới bằng với tấm chứng minh thư cũ, điều này tránh gây bất tiện cho công dân. Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13 hướng dẫn Hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CPngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân:

4. Số và thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân:

Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất chứng minh nhân dân thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.”

Việc các cơ quan bảo hiểm, ngân hàng, địa chính,… không công nhận số mới trên chứng minh nhân dân mới của mẹ bạn có thể xuất phát từ nguyên do đường lối mới về số chứng minh nhân dân gây nhầm lẫn, nước ta vừa thay đổi mã số chứng minh nhân dân từ 9 số lên 12 số. Nên dù hiệu lực tấm chứng minh nhân dân không đổi nhưng lại có sự hiểu lầm tại các cơ quan. Để giải quyết điều này không khó, khi mẹ bạn làm thủ tục với các cơ quan bảo hiểm, địa chính,…; bạn công chứng các giấy tờ hoặc xin dấu xác nhận làm mới chứng minh thư nhân dân tại cơ quan công an rồi nộp kèm cũng với hồ sơ. Nếu vẫn không được chấp nhận. Bạn thử làm thủ tục tại cơ quan bảo hiểm, khi bị từ chối bạn yêu cầu phải đưa ra lý do bằng văn bản cho quyết định từ chối. 

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169