Luật sư Việt Dũng

Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền ra quyết định tháo dỡ công trình sai phạm không

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình vi phạm được quy định như thế nào? Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm được quy định ra sao? Để có thể trả lời những câu hỏi này cũng như áp dụng đúng trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền cần nắm rõ quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

1. Luật sư tư vấn về tháo dỡ công trình vi phạm

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đất đai thường đi kèm với các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng sử dụng đất, … đây là những quy định quan trọng nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước về xây dựng, đất đai. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm chắc các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính với biện pháp tháo dỡ công trình vi phạm. Nếu bạn có thắc mắc về thủ tục cũng như thẩm quyền thực hiện các, biện pháp khắc phục hậu quả, các hình thức xử phạt bổ sung hãy gửi Email đến công ty Luật Minh Gia hoăc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn.

Ngoài ra, nếu việc tư vấn qua điện thoại chưa làm bạn có đầy đủ các căn cứ pháp lý, thông tin về vụ việc, bạn có thể tham khảo tình huống sau đây về thẩm quyền tháo dỡ công trình vi phạm để có thể đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về thẩm quyền tháo dỡ công trình vi phạm

Câu hỏi: Xin chào CT Luật Minh Gia. Tôi là cán bộ Phòng TNMT. Hiện đang khá bế tắc trong việc tham mưu trong lĩnh vực xử lý VPHC cho hành vi lấn, chiếm đất Nhà nước quản lý. Nay tôi xin hỏi một số nội dung sau, rất mong được sự giúp đỡ của Quý CT Luật Minh Gia.   Tóm tắt nội dung câu chuyện như sau: Hiện nay, có một  hộ gia đình có hành vi lấn, chiếm đất để xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất thuộc Nhà nước quản lý ( đất đã có quy hoạch). Ủy ban nhân dân xã đã tiến hành các bước: Lập biên bản đình chỉ thi công, ra quyết định đình chỉ thi công. Nhưng hộ gia đình vẫn cố tình tiếp tục thực hiện hành vi xây dựng. Sau đó UBND xã đã lập biên bản XLVPHC và ra quyết định xử phạt HC. Tuy nhiên, gia đình vi phạm không chấp hành QĐ XP HVVPHC.  Nay, thống nhất tổ chức cưỡng chế phá dỡ tài sản trên đất để buộc trả lại đất và khôi phục hiện trạng ban đầu. Vậy tôi xin hỏi:  1. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền xử phạt VPHC với giá trị tối đa 5.000.000 đồng theo Nghị định 102/NĐ - CP. Tuy nhiên đối với tài sản mà gia đình đã xây dựng trên đất Nhà nước quản lý được xác định có giá trị lớn hơn 5.000.000 đồng. Như vậy, UBND cấp xã có quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ tài sản trên đất đó không? Cơ sở pháp lý vận dụng tại văn bản QPPL nào? 2. Trong trường hợp UBND cấp xã không đủ thẩm quyền thì căn cứ vào đâu để trình UBND cấp huyện ra quyết định cưỡng chế phá dỡ.3. Đối với UBND cấp xã không đủ điều kiện, năng lực như nhân sự, máy móc, thiết bị... để tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, phá dỡ công trình. Thì vận dụng nội dung nào để trình UBND cấp huyện tổ chức ra quyết định cưỡng chế phá dỡ buộc trả lại hiện trạng ban đầu cho đất. Tôi xin chân thành cảm ơn. Rất mong được sự giúp đỡ của quý cơ quan.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khi cá nhân, hộ gia đình có hành vi lấn, chiếm đất để xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất thuộc Nhà nước quản lý ( đất đã có quy hoạch), đây là hành vi sai phạm mà trong thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được thực hiện xử phạt hành chính theo quy định tại điều  31 Nghị định 102/2014/NĐ - CP. Cụ thể:

Điều 31. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Đồng thời với hành vi lấn, chiếm đất đai theo Nghị định 102/2014/NĐ - CP thì bị xử phạt như sau: 

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000 .000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

Theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt VPHC với giá trị tối đa 5.000.000 đồng theo Nghị định 102/2014/NĐ - CP. Mặt khác đối với tài sản mà gia đình đã xây dựng trên đất Nhà nước quản lý được xác định có giá trị lớn hơn 5.000.000 đồng.  Nếu với hành vi của hộ gia đình lấn, chiếm đất đai mà mức xử phạt đến 5 triệu thì UBND xã có quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khôi phục tình trạng của đất mà không bị ảnh hưởng bởi giá trị tài sản xây dựng trái phép. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm không thực hiện theo quyết định xử phạt thì UBND có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính:

Điều 29. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện

..

Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế

1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169