Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không?

Chào luật sư, cho tôi hỏi về việc người chồng vay tiền ngân hàng thì nghĩa vụ trả nợ của vợ thế nào, cụ thể: Gia đình có 4 người: Ba, mẹ, em và anh trai. Cách đây 3 năm ba em có vay tiền 150 triệu ngân hàng (tổ chức tín dụng) và và 20 triệu vay ngoài từ 2014. Việc làm giấy nợ ký tên là ba em. Suốt 3 năm nay ba em vẫn đóng tiền lãi. Cho em hỏi là nếu ba em không còn khả năng đóng lãi hai tiền gốc ban đầu thì mẹ, em và anh trai có nghĩa vụ trả số tiền này không? Lãi suất theo quy định pháp luật là thế nào? Quy định về trường hợp gia đình em thế nào mong luật sư tư vấn?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Nếu vay tiền nhằm mục đích riêng

Theo như bạn trình bày, nếu như ba anh vay tiền nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ riêng của ba anh, không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình (​Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình) thì mẹ anh cũng anh em anh sẽ không có nghĩa vụ trả nợ thay cho ba anh theo quy định tại điều 45 Luật hôn nhân gia đình 2014:

"Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình".

Thứ hai, về nghĩa vụ liên đới trả nợ của vợ chồng

Trong trường hợp, nếu như ba anh vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì khi đó nghĩa vụ trả nợ sẽ là nghĩa vụ chung của cha, mẹ anh. Mẹ anh cũng có trách nhiệm trả nợ đối với số tiền 20 triệu đồng này. Vấn đề nay được quy định tại điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình".
 
Thứ ba về lãi suất cho vay

- Đối với tổ chức tín dụng

Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng:

"1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:..."

- Đối với khoản vay cá nhân

Việc số tiền "vay ngoài" từ 2014 được xác định theo quy định tại điều 476 Bộ luật dân sự 2005 về lãi suất:

"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ".

Do lãi suất cơ bản thời điểm hiện tại là 9%/năm nên lãi suất tối đa với hợp đồng vay tài sản sẽ không quá 13.5%/năm (không quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng) tương đương 1.125%/tháng. Vì vậy, lãi suất tối đa trong trường hợp này sẽ không được quá 20 triệu x 1.125% = 225 nghàn đồng/tháng.

Trong trường hợp của ba anh, lãi suất 1.2 triệu/tháng là quá cao so với quy định nên ba anh hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề lãi suất, đưa lãi suất về mức cơ bản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nếu như chứng minh được ba anh đã trả lãi suất cho người kia với mức 1.2 triệu/tháng thì khi đó số tiền trả lãi vượt quá quy định này có thể trở thành số tiền trả lãi gốc của ba anh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169