Trần Tuấn Hùng

Chồng chết để lại tài sản thừa kế cho con riêng?

Thưa luật sư, tôi kết hôn với ông A năm 1996. Tháng 3/1997 sinh ra cháu N và năm 2003 chúng tôi sinh ra cháu M. Năm 2004, chồng tôi có góp vốn làm ăn với bà Z và họ sinh ra cháu L năm 2005. Tháng 4/2015, chồng tôi qua đời, trước khi chết ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà Z và cháu L.

Nội dung tư vấn: Tài sản chung của tôi và chồng tính đến thời điểm ông mất là 3 tỷ. Tài sản của chồng tôi góp vốn làm ăn với bà Z tính tới thời điểm ông mất là 2 tỷ. Xin hỏi tôi có thể khởi kiện để lấy lại quyền lợi của mình và 2 con không? Nếu có thể khởi kiện thì tôi sẽ khởi kiện như thế nào?
 
  Chồng chết để lại tài sản thừa kế cho con riêng?
Thừa kế tài sản? 
 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp ở trên thì chồng bạn viết di chúc để lại cho bà Z và cháu L. Nếu bản di chúc đó hợp pháp thì bà Z và cháu L hoàn toàn được hưởng tài sản của chồng bạn theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại Điều 66-Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

" 1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác".

Như vậy trong trường hợp trên thì bạn có quyền yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng bạn được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về chế độ tài sản.

Ngoài ra, đối với tài sản của chồng tôi góp vốn làm ăn với bà Z tính tới thời điểm ông mất là 2 tỷ. Nếu như bạn chứng minh được tài sản góp vốn làm ăn với bà Z là tài sản chung của vợ chồng thì bạn có quyền được hưởng một nửa số tài sản kinh doanh góp với bà Z, trừ trường tài sản góp vốn là tài sản riêng của chồng bạn.

Bạn có thể khởi kiện để đòi lại quyền được phân chia và hưởng 1 nửa trong khối tài sản chung, bà Z và cháu L chỉ được hưởng phần tài sản của chồng bạn

Thủ tục khởi kiện:

Hồ sơ khởi kiện:

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng)

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lệ phí:

1/ Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.

2/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 50.000 đồng.

3/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch 4/ Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các vụ án dân sự là 50.000 đồng.

5/ Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí quy định tại mục 2, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại mục 3 tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

Nộp tiền tạm ứng án phí : theo quy định tại Điều 130-Bộ Luật Tố Tụng Dân sự

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền ( Tòa án nơi bạn thường trú )

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chồng chết để lại tài sản thừa kế cho con riêng? . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia: P.T.Nguyệt - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo