Trần Diềm Quỳnh

Cho vay tiền không trả có được sử dụng nhà ở của người vay tiền không?

Năm 2012 em có cho em dâu em vay tiền nhiều lần tổng cộng số tiền 5 tỷ đồng để làm ăn đến cuối năm 2015 em dâu bị vỡ nợ, tính đến nay 2018 gần 3 năm em dâu chưa trả cho em đồng nào. nên vợ chồng và hai con em không có chổ nương tựa, không có chổ ở, vợ chồng em định xuống nhà em dâu sống.

 

Nội dung tư vấn: Năm 2012 em có cho em dâu em vay tiền nhiều lần tổng cộng số tiền 5 tỷ đồng để làm ăn đến cuối năm 2015 em dâu bị vỡ nợ, tính đến nay 2018 gần 3 năm em dâu chưa trả cho em đồng nào, số tiền đó em vay của nhiều người, hiện em làm việc hàng tháng phải trả ít cho mấy người em mượn nên cuộc sống khó khăn về kinh tế, cả nhà em gồm hai vợ chồng cùng hai con đang học lớp 5 và lớp 1, chồng em không có việc làm nên khi vỡ nợ cả gia đình phải nhờ ông bà ngoại nuôi. Giờ ông bà ngoại phải bán nhà đi để vào sống với con, nên vợ chồng và hai con em không có chổ nương tựa, không có chổ ở, vợ chồng em định xuống nhà em dâu sống ( người mà em đưa tiền cho mượn) nhưng em dâu không đồng ý còn nói nếu vợ chồng và con em xuống ở thì nó sẽ làm đơn kiện vợ chồng em xâm phạm bất hợp pháp. Vậy em xin hỏi luật sư tư vấn cho em biết trong việc này em có quyền gì về việc đó không? Chồng em không có việc làm, hai con còn nhỏ, em đi làm tiền lương thưởng thì phải trả nợ cho người ta vì em mượn họ đưa cho em dâu, bây giờ cả nhà em không có chổ nương thân, nếu em dâu kiện thì theo pháp luật em bị gì ạ, Em mong luật sư tư vấn cho em với ạ, em xin chân thành cảm ơn! 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ

 

Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định  Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

 

Theo quy định trên, người em dâu vay của bạn một số tiền thì người em dâu có trách nhiệm trả số tiền đó khi tới hạn thanh toán theo thảo thuận. Việc người em dâu không tự  nguyện thanh toán thì bạn có quyền gửi đơn khởi kiện tới TAND nơi người em dâu cư trú, xuất trình các giấy tờ, chứng cứ chứng minh cho việc vay mượn đó yêu cầu TAND giải quyết. Khi bạn xuất trình được các giấy tờ chứng minh cho khoản vay và em dâu chưa trả thì TAND ra bản án yêu cầu em dâu phải trả số tiền trên. Bản án của TAND có tình chất cưỡng chế thi hành nên nếu em dâu không tự nguyện thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án  ra quyết định cưỡng chế thi hành. Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên tài sản thuộc sở hữu của em dâu tiến hành thủ tục bán đấu giá và thanh toán số nợ cho bạn.

 

 

 

Thứ hai, về việc xâm phạm chỗ ở của người khác.

 

Em dâu có nghĩa vụ trả nợ thì bạn có quyền khởi kiện tới TAND yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc bạn muốn chuyển xuống sinh sống tại nhà của em dâu phải được em dâu đồng ý. Nếu người em dâu không đồng ý thì bạn không có quyền chuyển tới nhà đó ở. Nếu bạn tự ý chuyển xuống thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới chỗ ở của ngừơi khác.Tùy theo mức độ vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
 

CV tư vấn: Hứa Thảo Ly - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo