Luật sư Lê Văn Chức

Chia tài sản khi không có di chúc

Gia đình tôi có một người cô muốn được chia tài sản của căn nhà và thưa kiện gia đình tôi mặc dù theo tôi được biết là người cô này không thể dành quyền chia tài sản của căn nhà ( ông bà nội là chủ căn nhà đã mất và không có di chúc) ông của tôi chỉ chấp nhận cho cô ấy được ở trong căn nhà khoảng 3 năm và cô ấy đã ở mười mấy năm rồi.Vậy cô ấy nếu khởi kiện cô ấy có được nhận gì từ căn nhà không?


Trả lời: cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

 

 

Do ông bà của bạn qua đời mà không để lại di chúc nên căn nhà trên của ông bà sẽ được phân chia chia theo pháp luật. Việc ông của bạn chấp nhận cho cô của bạn chỉ được ở trong căn nhà 3 năm mà không muốn để lại nhà cho cô bạn thì lời nói của ông chỉ được coi là di chúc miệng khi có ít nhất 2 người làm chứng và những gì ông nói phải được lập thành văn bản, được công chứng trong vòng năm ngày kể từ ngày ông nói và di chúc này sẽ có giá trị trong vòng 3 tháng, nếu sau 3 tháng mà ông vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng trên cũng không có giá trị nữa. Và đương nhiên khi không có di chúc hoặc di chúc miệng không đảm bảo yêu cầu trên thì tài sản của ông bà nội bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:



“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật



1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:



a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;



b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;



c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
 


Theo đó di sản của ông bà sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mỗi người hưởng một phần bằng nhau. Nếu như người cô này là con ruột của ông bà thì cô sẽ được hưởng phần di sản của ông bà để lại phần bằng với những người anh em khác trong gia đình. Trường hợp đây chỉ là cô họ hàng, tức không phải con ruột hay con nuôi của ông bà thì theo quy định trên đây cô sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chia tài sản khi không có di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
CV: Tạ Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo