Mạc Thu Trang

Chia di sản thừa kế trong trường hợp chết không để lại di chúc.

Luật sư tư vấn về vấn đề ông nội chết không để lại di chúc, một trong những người được hưởng thừa kế không đồng ý chia, vậy phần di sản này xử lý như thế nào. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn: Kính thưa luật sư! Gia đình cha em có 7 anh em, 3 trai 4 người con gái nhưng có một người con trai đi bộ đội mất cách đây khoảng 30 năm. Khi ông nội còn sống sở hữu 22.000 m2 đất và hứa cho cha em 6000m m2 đất và một người con gái 1300m2 đất nhưng không có tách sổ đỏ vì ông nội đứng tên hết khi ông nội mất mấy anh em đồi chia quyền thừa kế. Bà nội em đứng ra chia cho cha em và một người cô phần đất ông nôị hứa khi còn sống, 3 người con gái còn lại mỗi người 1300mét vuông đất, phần còn lại bà nội đứng tên, nhưng 3 người cô không chịu đồi đứng tên trong sổ đỏ phần đất của bà nội nhưng cha em không chịu vì bà nội và một người cô không có chồng con và bị bệnh không như người thường sống trong gia đình nữa như mấy cô đứng tên rồi không chăm sóc bà nội và người cô còn phần thờ cúng kiến thương khói nữa. Nếu như cha em không chịu ký tên chia quyền thừa kế thì 22.000mét vuông đất đó có phải để vậy hoài luôn từ đời này qua đời khác hay không? Còn nếu như mấy cô kiện ra toà án thì tòa án có thụ lý hay không? Nếu thụ lý xử mà cha em nhất quyết không chịu chia toà án có phán quyết được không. Tại ý cha em là không chịu chia đất đó để con con cháu sau này thờ cúng luôn không ai được bán hết. Lưu ý: Tài sản Ông nội em để lại là tài sản riêng của Ông nội không phải tài sản chung của 2 vợ chồng.Theo em biết bên luật hôn nhân gia đình nếu hai vợ chồng ly hôn một bên không chịu ly hôn trong một thời gian nhất định toà sẽ tự giải quyết cho vợ chồng ly hôn bất kể một bên chịu hay không chịu. Còn bên chia thừa kế này Toà có tự giải quyết được không khi cha em không đồng ý chia. Nếu toà tự giải quyết được thì trong thời gian bao lâu toà phán quyết? Mong luật sư giải đáp dùm! Cám ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Tài sản riêng của ông nội đã chết để lại được xác định là di sản thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

 

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

 

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

b) Di chúc không hợp pháp;

…”

Do đó, nếu ông nội chết không để lại di chúc hoặc thuộc một trong các trường hợp trên thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. 

 

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

…”

Trong trường hợp này những người được hưởng thừa kế sẽ là bà nội và những người con của ông. Nếu có một trong số những người thừa kế không đồng ý chia theo sự thỏa thuận thì những người có quyền hưởng ( hoặc người được họ ủy quyền) có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia theo quy định của pháp luật. Khi đã có bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ được đảm bảo thi hành. Do đó, theo như câu hỏi của bạn thì kể cả nếu bố bạn không chịu chia thì Tòa án vẫn có thể cưỡng chế để đảm bảo thi hành theo bản án đã tuyên. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Phạm Huệ - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn