Cà Thị Phương

Cảnh Sát cơ động được quyền xử phạt thế nào?

Em chào các anh chị trong luatminhgia. + Em xin hỏi các Anh/Chị về quyền và nghĩa vụ của cảnh sát cơ động về hình thức xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Em đọc rất nhiều về luật nhưng thực sự hiện tại cũng đang rất mơ hồ. Anh chị có thể nói rõ cho em về các lỗi cơ động có thể xử phạt ko ạ. Vd : vượt đèn đỏ, không mũ, đường 1 chiều.... em xin chân thành cảm ơn ạ. (Hiện tại em đang làm trong 1 khu công nghiệp có rất nhiều cơ động ạ). + Với cảnh sát cơ động ở khu công nghiệp thì khung giờ

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền cảnh sát cơ động như sau:

 

"3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
 

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69."

 

Bạn có thể tham khảo Nghị định 46/2016/NĐ-CP và đối chiếu các điểm, khoản và Điều trong Nghị định để xác định những hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của cảnh sát cơ động.

 

Về khung giờ hoạt động của cảnh sát cơ động, không có giờ hoạt động cụ thể, việc hoạt động tùy sự phân công, bố trí và sắp xếp của lãnh đạo cấp trên, của chỉ huy trung đoàn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cảnh Sát cơ động được quyền xử phạt thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV. Vũ Hà Phan - Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh