Lò Thị Loan

Cán bộ, công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Luật sư tư vấn về: Tôi và 2 người Anh định góp vốn thành lập 1 Công Ty cổ phần ( phân phối thực phẩm chức năng, dinh dưỡng…). Bản thân tôi là chuyên ngành QTKD. (đang là giám đốc HTX của sở nông nghiệp , định ra ngoài làm) : và là người đại diện pháp luật khi thành lập Công Ty. Người Anh chơi chung : Phó trưởng CA huyện, cả 2 không có quan hệ huyết thống.

Luật sư tư vấn: Kính gửi  Văn Phòng Luật Sư.Tôi Tên Nguyễn Phú Huyễn. Nay có một số câu hỏi nhờ luật sư tư vấn thêm.Nội dung : Tôi và 2 người Anh định góp vốn thành lập 1 Công Ty cổ phần ( phân phối thực phẩm chức năng, dinh dưỡng…).1.      Bản thân tôi là chuyên ngành QTKD. (đang là giám đốc HTX của sở nông nghiệp , định ra ngoài làm) : và là người đại diện pháp luật khi thành lập Công Ty.2.      Người Anh chơi chung  : Phó trưởng CA huyện.3.      Người Anh chơi chung  : Phó trưởng CA huyện => cả 2 không có quan hệ huyết thống.Vậy cho tôi hỏi, và nhờ luật sư tư vấn :-       Hai người Anh tôi có quyền được góp vốn thành lập công ty cổ phần chung với tôi hay không?-       Có ảnh hưởng đến luật về cán bộ, viên chức hay không? (vì 2 Anh là công an – cấp phó).-       Và thủ tục thành lập Công Ty cổ phần như thế nào?Cám ơn luật sư.

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất về quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp của hai người anh của bạn. Theo điều 37, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm như sau:

 

“1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

 

 

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

 

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

 

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

 

đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

 

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

 

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

 

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

 

5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

 

6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

 

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;

 

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.”

 

Như vậy, người anh của bạn là phó trưởng công an huyện nên người anh này vẫn được góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nghiên, người anh này không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà anh bạn trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

 

Thứ hai, về thủ tục thành lập công ty cổ phần. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch và đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

 

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

 

2. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài ; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;

 

3. Điều lệ;

 

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

 

- Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp);

 

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

 

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ ;

 

6. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

 

7. Bìa hồ sơ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Hương Giang - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo