Mạc Thu Trang

Cách xử lý khi nhân viên ngân hàng liên tục gọi điện đòi nợ xấu?

Quy định pháp luật hiện nay về nghĩa vụ trả tiền vay, về mức lãi suất trả tiền vay? Một số vấn đề vướng mắc pháp lý khác liên quan đến việc đôn đốc, thu hồi nợ của ngân hàng, khởi kiện đòi nợ tại tòa án ... Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan qua tình huống sau đây:

1. Tư vấn quy định về gọi điện đòi nợ

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng tín dụng là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (gọi là bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. Trong nhiều trường hợp nhiều cá nhân/tổ chức gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản vay dẫn đến việc người thân, bạn bè bị tổ chức tín dụng gọi điện làm phiền, quấy rối liên tục, thậm chí là đe dọa mặc dù người đó không có nghĩa vụ phải trả số tiền vay, ảnh hưởng đến cuộc sống của người vay.

Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề này và chưa biết làm thế nào để đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, đồng thời tránh những rủi ro không mong muốn thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn cho Công ty Luật Minh Gia để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Tư vấn về trường hợp ngân hàng gọi điện liên tục đòi nợ xấu

Nội dung câu hỏi:

Luật sư cho hỏi em và mẹ em: Em là người đứng lên vay tiền bên ngân hàng quân đội là 15.000.000 đồng. Trên hồ sơ và giấy tờ e là người đứng lên vay nhưng lúc đó e chưa đủ 18t. Còn người chi trả hàng tháng là mẹ đẻ của em. Đến nay bà vì gia đình riêng nuôi một em trai nhỏ mà 3 tháng nay không đủ khả năng chi trả được. Em mới lập gia đình và vài hôm nữa là sinh em bé. Lên bên ngân hàng quân đội đã nhiều lần gọi điện làm quấy rối đến em và có rất nhiều số điện thoại lạ gọi đến đe doạ và uy hiếp e cùg nhữg người thân khác. Họ liên tục nhắn tin và đe doạ e đưa lên toà cho người đến quấy rầy gia đình e và thậm chí họ còn nhắn tin đe doạ là sẽ đăng tải ảnh và thông tín cá nhân của em lên những trang mạng xã hội. Luật sư tư vấn và giải đáp giúp em xem em phải làm như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Căn cứ thông tin bạn cung cấp bạn có hợp đồng vay tín dụng với Ngân hàng quân đội, số tiền vay là 15 triệu đồng. Trong trường hợp này, chủ thể xác lập hợp đồng với ngân hàng là người bạn. Vì vậy mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tín dụng thì chủ thể đã xác lập hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. 

Theo đó, bạn của bạn có nghĩa vụ phải trả số tiền vay trên căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, bạn có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trường hợp bạn gặp khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh toán thì có thể thỏa thuận với Ngân hàng về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ và bồi thường chi phí chậm trả. Nếu bạn không trả tiền thì Ngân hàng có quyền khởi kiện tại Tòa án cấp quận/huyện nơi bạn cư trú theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Thứ hai, về việc đôn đốc, thu hồi nợ của ngân hàng

Theo như thông tin bạn cung cấp, phía Ngân hàng liên tục gọi điện làm quấy rối đến bạn và có rất nhiều số điện thoại lạ gọi đến đe doạ và uy hiếp bạn, gia đình và những người thân khác. Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

“đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”.

Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng không được phép đòi nợ, nhắc nợ, quấy rầy người thân gia đình bạn - người không có nghĩa vụ trả nợ thay người bạn.

Trường hợp nhân viên ngân hàng có hành vi quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn thì hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

…”

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và để chấm dứt hành vi làm phiền, quấy rối, đe dọa của ngân hàng bạn nên ghi âm cuộc gọi và khiếu nại lên trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử cho đơn vị viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc trình báo hành vi vi phạm của ngân hàng đến Sở Thông tin và Truyền thông để yêu cầu xem xét xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo