Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cách thức xử lý trường hợp chủ hụi và thành viên xảy ra các tranh chấp

Họ, biêu, phường là một hình thức giao dịch theo tập quán hình thành từ rất lâu đời trong đời sống nhân dân ta ở khắp cả các vùng miền. Miền Bắc thường gọi là họ; miền Trung thường gọi là biêu, phường; miền Nam thường gọi là hụi. Một số nơi còn có cách gọi khác là bưu, huê, hội,… Mặc dù cách gọi khác nhau, nhưng về bản chất là giống nhau. Và tại điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về họ, hụi, biêu, phường

Hiện nay, hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức huy động tiền rất phổ biến. Đây được xem là một kênh huy động vốn không chính thức, thỏa mãn nhu cầu của những người buôn bán nhỏ lẻ, khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua những biến tướng của hình thức  này đã dẫn đến tình trạng vỡ họ và lừa đảo đã xảy ra rất nhiều, kéo theo đó các tranh chấp chấp về lĩnh vực này cũng diễn ra nhiều và phức tạp.

Vì vậy, để tránh nguy cơ mất an toàn từ việc chơi và quyền, lợi ích hợp pháp của bạn không bị xâm phạm một cách đáng tiếc thì bạn hãy tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để có phương án phù hợp nhất hoặc liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửu Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể về các vấn đề của mình.

 Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn dưới đấy để bổ sung thêm kiến thức cho mình về vấn đề này.

2. Cách thức xử lý trường hợp chủ hụi và thành viên xảy ra các tranh chấp

Nội dung câu hỏi tư vấn: Luật sư làm ơn cho em hỏi: Mẹ em là thảo hụi cho người ta hốt hụi tổng cộng là 80 triệu, giờ hốt xong người ta không chịu đóng lại cho mẹ em. Khi mẹ em lên tiếng đòi thì người đó hứa sẽ trả nhưng đến nay đã gần 1 năm trôi qua mà vẫn không thấy trả, mẹ em tiếp tục đòi thì người đó không những không chịu trả mà còn kêu mấy đứa em điện thoại hâm dọa mẹ em. Vậy cho em hỏi em cần làm gì theo quy định pháp luật để lấy lại số tiền đó, trình tự thủ tục thế nào? Và những lời hâm dọa đó liệu mẹ em có được pháp luật bảo vệ quyền lợi không? Em xin cám ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vẫn như sau:

Căn cứ theo điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về họ, hụi, biêu, phường; như sau:

“Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

a) Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

c) Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”

Và căn cứ theo điều 24, điều 25 nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về họ, hụi, biêu, phường, như sau:

“Điều 24. Trách nhiệm của thành viên không góp phần họ

Trường hợp đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ và góp phần họ không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm đối với chủ họ như sau:

Hoàn trả số tiền mà chủ họ để góp thay cho thành viên.

Trả lãi đối với số tiền chậm góp họ theo quy định tại điều 22 của Nghị định này.

1. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

2. Bồi thường thiệt hại (nếu có).”

“Điều 25. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.”

Như vậy, chơi hụi là hình thức xoay vốn ngắn hạn được pháp luật thừa nhận.

Chơi hụi thực chất là việc xoay vốn trong thời gian ngắn sau đó thực hiện nghĩa vụ đóng hụi. Việc thành viên tham gia chơi hụi, đã được lĩnh hụi nhưng sau đó không tiếp tục đóng hụi và có hành vi đe dọa mẹ bạn. Căn cứ theo quy định trên, nếu người đó trốn tránh nghĩa vụ đóng hụi thì chủ hụi có quyền yêu cầu người đó thực hiện hết nghĩa vụ của mình để không làm ảnh hưởng đến các thành viên khác.

Trong trường hợp này, nếu thành viên tham gia chơi hụi không thực hiện nghĩa vụ đóng hụi sau khi được chủ hụi yêu cầu đóng tiền thì mẹ bạn có thể gửi đơn khởi kiện dân sự đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thành viên đó cư trú để đòi lại số tiền mà người đó phải đóng hụi. Trường hợp này mẹ bạn cần có các căn cứ chứng minh về thỏa thuận của các bên khi chơi hụi và chứng minh được thành viên này đã lấy tiền hụi nhưng không hoàn trả lại theo nội dung đã thỏa thuận.

Nếu trong trường hợp mẹ bạn có căn cứ chứng minh người đó có điều kiện, khả năng trả nhưng cố tình không trả hoặc cố tình bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017.

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.  Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

b. Vay, muợn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mực đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản..."

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề bạn đang vướng mắc, nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về các vấn đề liên quan bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn thêm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo