Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Luật sư. Cho em hỏi mẹ em đi xe đạp bị xe máy điện của em học sinh lớp 11 đâm vào đuôi xe khiến mẹ ngã ra, khi đi bệnh viện chiếu chụp kết luận bị xẹp đốt sống lưng phải mổ bơm xi măng. Gia đình nhà cháu học sinh đâm vào mẹ em không ý kiến gì, sau khi gia đình nhà em thông báo ngày mẹ em mổ và đề nghị bố mẹ cháu lên viện.

Ngày mổ đó và mang tiền hỗ  trợ  gia đình cho phí mổ, thì bố cháu học sinh nói không có trách nhiệm gì hết, gia đình cứ đưa cháu đi  tù cũng được ( tổng chi phí nằm viện và mổ củ mẹ em 45.000.000đ) mẹ em năm nay 68 tuổi Vậy luật sư cho em hỏi  trường hợp  của mẹ em đưa ra công an giải quyết hay tòa án giải quyết thì mức bồi thường cho mẹ em là bao nhiêu và quá trình giải  quyết như thế nào.  Lỗi hoàn toàn do cháu học sinh đi từ phía sau  không làm chủ tốc độ đâm vào đuôi xe mẹ em.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp vụ tai nạn xảy ra được xác định lỗi hoàn toàn do người điều khiển phương tiện xe máy điện (học sinh lớp 11) gây ra nên sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể:

 

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

 

Tuy nhiên, vì cháu bé mới học lớp 11 nên việc bồi thường sẽ bằng tài sản của cháu. Nếu cháu bé trên không có tài sản hoặc có nhưng không đủ thì bố, mẹ của cháu phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Cụ thể:

 

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

 

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

 

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

 

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

 

Theo đó, để đảm bảo thì hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường. Trường hợp họ không thực hiện thì bạn có quyền làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người thân mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169