Luật sư Vũ Đức Thịnh

Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Hành vi làm nhục người khác tại nơi đông người có thể bị xử lý như thế nào? Người bị xúc phạm cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Pháp luật dân sự quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm. Do đó, nếu người khác đăng tải thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng, tại nơi công cộng,… thì cá nhân có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu gỡ bỏ, cải chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng đăng tải hình ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác diễn ra tương đối phổ biến. Trong những trường hợp như vậy, cá nhân cần phải tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn để đưa ra giải pháp phù hợp bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào luật sư, Tôi là A cách đây 7 năm tôi có công tác tại một đơn vị và có biết vợ chồng anh A (chỉ là quan hệ hàng xóm người quen) đến năm thứ 10 tình cờ anh A làm công trình xây dựng và có xây trường do tôi quản lí, trên công việc tôi chỉ tôn trọng và có một vài lần anh A mời uống cà phê cùng với nhiều người bạn, nhưng vợ của anh A cho rằng tôi quan hệ và quyến rũ chồng chị nên có rủ chị em kéo lên cơ quan chửi bới tôi trong lúc có rất đông phụ huynh đến đón trẻ và kéo nhau đến nhà tôi đặt điều nói xấu tôi với chồng tôi và những người hàng xóm của tôi? Vậy trường hợp này pháp luật phải xử lí như thế nào? Xin cảm ơn luật sư tư vấn giúp.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ của anh A đang có hành vi gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn do đó, nếu vợ anh A không cung cấp đủ các chứng cứ chứng minh về yêu cầu giải quyết hành vi ngoại tình thì bạn có quyền khởi kiện về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín của người phụ nữ đó khi bạn có đủ căn cứ để chứng minh những yêu cầu đó.

Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Về cách xác định thiệt hại, tại Điều 592 BLDS 2015 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Ngoài ra, tại Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định về Xác định thiệt hại như sau:

“3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.

3.1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

3.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

a) Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâmphạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

b) Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

3.3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.

b) Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình….), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Theo các quy định trên, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết về việc bồi thường thiệt hại này, Tòa sẽ xác định phần thiệt hại thực tế để yêu cầu bên kia sẽ có trách nhiệm bồi thường.

>> Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại theo quy định luật Dân sự, gọi 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Xử lý về hành vi làm nhục và xâm phạm đến danh dự nhân phẩm người khác

Kính chào luật sư!  Gần đây tôi bị một đồng nghiệp gây sự. Anh ta dùng những lời lẽ không hay và rất thô tục với tôi. Trong công việc, tôi không xúc phạm hay gây sự gì với các đồng nghiệp khác bao gồm anh ta. Trong thời gian làm việc anh ta cố tình nói xiên xỏ tôi đủ điều và cùng đám bạn anh ta cười nhạo tôi. Hết lần này đến lần khác. Cứ hễ vô sớm hơn tôi là anh ta cùng đám bạn trêu chọc tôi.Xin nói thêm điều anh ta trêu tất cả chỉ bao quanh một vấn đề tế nhị trên cơ thể tôi. Lúc đầu tôi cứ nghĩ đó chỉ là chuyện  thường tình, tôi không nghĩ giờ nó ảnh hưởng đến cuộc sống tôi như vậy. Tôi stress trầm trọng có lúc cáu gắt, bực tột độ như muốn giết người, có lúc không muốn nói chuyện với ai vì sợ người khác lại chê bai tôi, cười nhạo tôi. Gần đây tôi đã bị rất nhiều áp lực từ công việc…nhưng vẫn cố gắng vượt qua vì tôi rất yêu thích công việc này. Giờ tôi  muốn nghĩ luôn công việc vì sợ vào làm là gặp đồng nghiệp tôi. Tôi ám ảnh về điều đó cả nằm mơ cũng gặp. Tôi xin thú thật tôi có vòng một “khủng”. Điều đó làm tôi tự ti vô cùng. Từ nhỏ cho đến lúc học đại học nó vẫn phát triển bình thường nhưng trong gần 3 năm trở lại đây, nó bất thường. Dòng ho tôi có người từng bị ung thư vú và lúc nhỏ tôi cũng tiếp xúc chăm sóc người này. Tôi lo mình mất bệnh nhưng lại không có can đảm đi khám vì sợ nếu tôi bệnh sẽ là gánh nặng cho gia đình. Tôi mệt mỏi buồn vì điều đó, nhưng đồng nghiệp luôn tìm cớ và cố nói về nỗi đau của tôi. Anh ta dùng những từ như thấy gớm để mỉa may tôi. Tôi và chồng làm cùng bộ phận cùng công ty nên không dám nói cho chồng biết vì sợ xích mích và tôi lặng lẽ bỏ qua. Cứ như thế tôi tưởng êm chuyện, nhưng cứ cách vài hôm tôi lại thấy ánh mắt soi mói ấy nhìn tôi và trong ba ngày liên tiếp gần đây anh ta mỉa may tôi. Tôi quá bức xúc và mệt mỏi vô cùng. Xin luật sư cho tôi hỏi, hành vi của đồng nghiệp tôi có vi phạm pháp luật không? Tôi có kiện hắn được không khi trong tay tôi không có lấy một bằng chứng cụ thể nào?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác xử lý thế nào?

>> Làm nhục người khác và quy định về tội làm nhục người khác

Trong trường hợp này anh/chị có thể tìm người làm chứng khi họ chứng kiến sự việc bên kia có những hành vi vi phạm hoặc băng ghi âm ghi hình để làm căn cứ để khởi kiện để xử lý hành vi vi phạm của bên kia và yêu cầu họ bồi thường thiệt hại cho anh/chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo