Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bố viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai thì mẹ có được hưởng không?

Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận, cá nhân có quyền tự định đoạt tài sản bằn ý chí tự nguyện của mình miễn là sự định đoạt đó không trái quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể khác. Trong đó, để lại di chúc là một trong những hình thức để định đoạt tài sản của mình. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về thừa kế.

Từ thời La Mã cổ đại thì vấn đề về thừa kế cũng đã được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật tương ứng với thời kỳ. Thông thường, thừa kế sẽ phát sinh đối với những người có quan hệ huyết thống, song mỗi người đều có quyền để lại tài sản của mình cho chủ thể khác mà không hề có quan hệ huyết thống. Bởi lẽ, dân sự vốn dĩ là sự tự định đoạt của chủ thể, mọi người đều có quyền được bình đẳng với nhau trong việc thể hiện ý chí tự nguyện của mình đối với tài sản do mình là chủ sở hữu.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là để tranh chấp về thừa kế cũng là một trong những vụ án dân sự được Tòa án thụ lý nhiều nhất trong thời gian qua. Những vụ án tranh chấp về thừa kế có thể giải quyết nhanh chóng hay lâu dài tùy thuộc vào sự hợp tác của đương sự. Tranh chấp về thừa kế cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, mẫu thuẫn giữa anh chị em, mâu thuẫn giữa vợ với chồng hoặc giữa những thành viên khác trong gia đình.

 Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6169 để được giải đáp.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Bố viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai thì mẹ có được hưởng thừa kế không?

Nội dung cụ thể như sau: Chào luật sư cho tôi hỏi. Nhà tôi có 2 anh em. bố đã mất còn mẹ. trước khi mất bố tôi đã viết lại di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh tôi gồm 1 căn nhà trên 1 lô đất với điều kiện anh tôi chỉ đươc phép chiếm hữu và sử dụng tài sản này không được quyền định đoạt. 

Khi anh tôi muốn bán nhà thì tôi không đồng ý và kiện chia lại tai san thì toà tuyên anh t có quyền bán. trong khi mẹ tôi không được chút di sản nào.Trong khi Bộ luật dân sự quy định rõ mẹ tôi phải được. Vậy cho t hỏi giải quyết như toà đúng hay sai và quyền định đoạt tài sản ở đây phải làm thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn:Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 644 - Bộ luật dân sự 2015 có quy định;

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo quy định trên thì mẹ anh/chị thuộc trường hợp hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo đó, mẹ anh/chị sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 phần bắt buộc của 1 suất thừa kế theo pháp luật. Tức là phần di sản thừa kế mà bố anh/chị để lại sẽ được thành 3 phần và mẹ anh/chị sẽ được hưởng 2/3 của 1 phần đó. Phần còn lại chia theo di chúc nên sẽ thuộc quyền của anh trai a/c. 

Tuy nhiên, mẹ anh/chị sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo quy định trên nếu mẹ a/c từ chối nhận di sản hoặc thuộc trường hợp sau:   

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Ngoài ra, anh, chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị tại: Bộ luật dân sự 2015

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn trường hợp hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo