Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định gián tiếp là gì? Mẫu Quyết định quy định gián tiếp

Xét dưới góc độ pháp lý, quyết định quy định gián tiếp là một văn bản quy định đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế một quy định khác thay vì trực tiếp điều chỉnh vấn đề cho nên khi ban hành cần lập mẫu quyết định một cách chặt chẽ, cụ thể theo đúng trình tự để đảm bảo giá trị pháp lý cũng như yêu cầu đặt ra.

1. Quy định gián tiếp là gì?

Quy định gián tiếp là quy định viện dẫn đến một quy định khác mà quy định này trực tiếp điều chỉnh về một vấn đề nào đó. Hay nói cách khác, bản chất của quy định gián tiếp là quyết định áp dụng hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế một quy định khác chứ không trực tiếp điều chỉnh vấn đề. Xét dưới góc độ pháp lý, quy định được viện dẫn chỉ đóng vai trò điều chỉnh về mặt hành vi ứng xử cho nên cần có một quy định gián tiếp có giá trị pháp lý để nó chính thức có hiệu lực. Như vậy, quy định gián tiếp là quy định có giá trị hiệu lực cao hơn quy định được viện dẫn. Thông thường, quy định gián tiếp tiếp được ban hành đính kèm theo quy định viện dẫn.

Ví dụ: Quyết định ban hành nội quy trường học, Quyết định áp dụng nội quy lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,...

2. Mẫu quy định gián tiếp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:       /QĐ-….(3)...

…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành (Phê duyệt) ………………….. (5) …………………..

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6) 

Căn cứ........................................ (7) ................................................ ;

Căn cứ........................................ ;

Xét đề nghị của ................................................................................. ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành (Phê duyệt) kèm theo Quyết định này …….. (5) ..

..................................................................................................................

Điều ... ..............................................................................................

.................................................................................................................. ./.


Nơi nhận:
- Như Điều …;
- ……..;
- Lưu: VT, …. (9) A.xx (10) 

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8)

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

 
 

Ghi chú:

(*) Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác như quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch, đề án, phương án...

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

(4) Địa danh

(5) Trích yếu nội dung quyết định.

(6) Nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu (ví dụ: Bộ trưởng Bộ…., Cục trưởng Cục…., Giám đốc…., Viện trưởng Viện …., Chủ tịch…); nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Ban thường vụ…., Hội đồng…., Ủy ban nhân dân….). 

(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (như ghi chú ở mẫu 1.2).

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện trưởng v.v…; trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tập thể lãnh đạo (ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM. Ban Thường vụ, TM. Hội đồng…); trường hợp cấp phó được giao ký thay người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 12 của Thông tư này.

(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo