Nguyễn Thị Thùy Dương

Bao nhiêu tuổi làm CCCD? Làm CCCD bao lâu thì nhận?

Căn cước công dân là loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu đối với công dân Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên không phải ngay khi sinh ra bạn đã được cấp CCCD, mà phải đến một độ tuổi nhất định bạn mới đủ điều kiện để được cấp.

1. Căn cước công dân là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014, CCCD được định nghĩa: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Tuy vậy, với sự đổi mới gần đây nhà nước đã cho công dân chuyển sang dùng CCCD có gắn chip bởi vì sự thuận tiện của nó khi thực hiện các giao dịch hành chính và giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý dễ dàng hơn.

Theo đó, CCCD gắn chip có sự khác biệt cơ bản so với CCCD thông thường hiện nay chính là có con chip nằm ở mặt sau thẻ, chứa thông tin của mỗi công dân, đồng thời có mã QR ở góc phía trên mặt trước của thẻ. Thẻ CCCD được coi là thẻ CCCD phiên bản tối ưu hơn, là thiết bị giúp để nhận diện, xác định danh tính và truy cập vào thông tin của công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

CCCD gắn chíp tích hợp được nhiều thông tin của công dân, điển hình như hộ khẩu, thuế, bảo hiểm, bằng lái xe và một số loại giấy tờ khác. Từ đó, giảm thiểu được việc các loại giấy tờ có thể bị giả mạo, đồng thời cũng an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian làm các thủ tục hành chính hơn.

2. Điều kiện làm căn cước công dân

Khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân: “1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Theo đó, điều kiện để làm căn cước công dân là:

  • Là công dân Việt Nam;
  • Từ đủ 14 tuổi trở lên.

3. Thủ tục làm căn cước công dân

Trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD được thực hiện như sau:

Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định

Bước 2: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ CCCD; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục

Bước 4: Trả kết quả

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trong giấy hẹn; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

4. Làm căn cước công dân mất bao lâu để nhận được

Điều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”

Theo đó, thời hạn để được cấp CCCD cụ thể là:

  • 7 ngày :     Thành phố, thị xã (cấp mới);
  • 20 ngày:    Miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo;
  • 15 ngày:    Các khu vực khác.

Theo quy định thì có thể thấy là rất nhanh đã được nhận CCCD của mình. Nhưng trên thực tế vào thời điểm đổi sang CCCD gắn chip mọi người đã đổ xô đi làm dẫn đến việc quá tải và quản lý thiếu sót từ cơ quan quản lý CCCD. Do đó, dẫn đến hiện tượng có người phải đợi vài tháng mới có, có người thì được nhận đúng hạn hay thậm chí có người phải đi làm CCCD mấy lần rồi nhưng vẫn chưa được cấp.

Đó cũng là dễ hiểu khi bị quá tải mà nhân lực của bộ phận đó có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay thì đã không còn tình trạng như vậy thì khi mọi người đi xin cấp CCCD mà quá thời hạn mà pháp luật quy định trên thì mọi người có thể lên trực tiếp đến cơ quan đó để thắc mắc và yêu cầu họ cấp CCCD cho mình đúng hạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo