LS Hồng Nhung

Ai là người chịu án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự?

Án phí là một khoản tiền do các đương sự nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các đương sự có các tranh chấp đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

1. Luật sư tư vấn về án phí trong vụ án dân sự

Trong quá trình tiếp nhận thông tin và tư vấn pháp luật cho khách hàng công ty Luật Minh Gia nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về các vấn đề liên quan đến khởi kiện dân sự. Bên cạnh các vấn đề về thủ tục, hồ sơ khi khởi kiện hoặc các vấn đề về trình tự giải quyết tại Tòa án thì chúng tôi còn nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề án phí phải nộp tại cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay, vấn đề về án phí được pháp luật quy định cụ thể cả về mức án phí phải nộp đối với từng tranh chấp cụ thể và người phải nộp án phí trong từng trường hợp. Do vậy, nếu bạn có vướng mắc về các vấn đề liên quan đến khởi kiện dân sự cũng như các thắc mắc về vấn đề án phí bạn có thể có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến các vấn đề của mình.

2. Vấn đề án phí trong vụ án dân sự sơ thẩm ai phải chịu?

Nội dung hỏi tư vấn:

Xin chào anh/chị! Anh/chị có thể tư vấn giúp em trường hợp như sau được không ạ? Ông A mượn sổ đỏ ông B để vay vốn ngân hàng. Ông A nhờ Ông C đứng lên vay vốn giúp. Hiện tại ông A không có tiềm lực kinh tế để thanh toán món vay ngân hàng. Ông A đã trốn đi nơi khác cư trú. Ông B đưa đơn ra tòa án kiện ông C. Lần thứ 1 ông C đi ra tòa thì không có mặt ông B. Lần thứ 2 ông B ra tòa thì không có mặt ông C.

Sau lần 2 tòa tuyên bố Ông C chịu án phí là 10 triệu đồng.

Vậy em nhờ chuyên gia luật tư vấn giúp em như vậy có đúng không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như những gì bạn đã trình bày, có thể xác định đây là tranh chấp dân sự. Do đó, sẽ áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết. Trong trường hợp của bạn để xác định việc ông C phải chịu án phí 10 triệu là dựa trên căn cứ nào. Với thông tin cung cấp thì cần nhận định lần thứ 2 Tòa triệu tập các bên liên quan có tiến hành hòa giải hay thực chất là phiên xét xử và đã có bản án của Tòa. Trường hợp Tòa án chỉ triệu tập các đương sự để thỏa thuận mà chưa có bản án của Tòa án phán quyết về vấn đề này thì theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Nghĩa vụ tạm ứng án phí:

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

Vậy trong trường hợp này, ông C là bị đơn, nếu ông C không có yêu cầu phản tố thì ông C không phải chịu tiền tạm ứng án phí sơ thẩm. Nên việc Tòa án buộc ông C phải chịu 10 triệu tiền tạm ứng án phí là không có căn cứ.

+ Trường hợp Tòa án triệu tập ông C đến phiên tòa xét xử thì về nguyên tắc, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà ông C vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử bình thường theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Và theo Điều 147 Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm:

1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án:

1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Vậy, nếu đã có bản án sơ thẩm của Tòa án xác định ông C là người vi phạm trong vụ án và công nhận ông C thua kiện thì ông C phải chịu tiền án phí, tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, để xác định mức án phí phải nộp 10 triệu là khoản tiền án phí hay tiền tạm ứng án phí. Nếu là án phí giải quyết vụ việc theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định mức án phí sơ thẩm đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng, tức mức thu 10 triệu là không có căn cứ. Nhưng nếu tranh chấp có yêu cầu về tài sản thì phải nộp tiền tạm ứng án phí tương ứng với giá ngạch, khi đó phải xác đinh giá trị tranh chấp là bao nhiêu từ đó mới có thể xác định được mức thu 10 triệu có phù hợp với quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo