LS Thanh Hương

Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con?

Luật sư tư vấn về vấn đề Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con? Nội dung trả lời tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Xin hỏi luật sư. Tôi có một người chị đã có gia đình và chị có 2 đứa con. 1 đứa con riêng của chị. Chị thường xuyên đánh đập 2 đứa nhỏ rất nặng mà không có lý do. Nhiều khi chỉ cần nghe hai bé làm nũng hoặc chỉ nhắc đến người khác kể cả người trong gia đình đều bị chị ấy đánh đập đến nhập viện. Hoặc khi chị ấy không vui cũng đánh hai đứa cứ như là để xả stress. Khi được người khác khuyên ngăn thì chị càng đánh và nói " con tôi, tôi có quyền". Vì hai đứa nhỏ còn bé quá không thể bỏ đi hay chống cự. Tôi thì đang là sinh viên nên không biết làm thế nào để cứu hai đứa cháu còn gia đình tôi đều là người ít học và là người thiểu số nên không hiểu luật lắm. Và tôi nghi chị ấy có vấn đề về tâm thần. Xin hỏi luật sư làm thế nào để cho hai đứa bé được về ở với bà ngoại ạ.

 

Trả lời tư vấn: cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia! với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất: Hành vi đánh đập 2 đứa trẻ của chị bạn là hành vi bạo lực gia đình căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007  như sau:

 

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình:

 

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
 

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

 

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

 

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

 

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

 

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

 

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

 

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

 

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

 

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

 

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

 

Về hành vi này bạn có thể tố cáo tại UBND xã, phường hoặc bên cơ quan công an để ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi của người mẹ.

 

Thứ hai, Vì chị của bạn đã có những hành vi đánh đập 2 cháu bé vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc 2 cháu. Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 86 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì bà ngoại của bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của chị bạn, nếu bạn có nghi ngờ chị bạn mắc bệnh tâm thần thì nên đưa chị bạn đi khám sức khỏe, khi có kết luận chị bạn mắc bệnh tâm thần thì chị bạn không thể tiếp tục nuôi dưỡng 2 bé và bà ngoại của bạn hoặc người thân thích chứng minh được chị của bạn thường xuyên đánh đập 2 cháu bé thì Tòa Án sẽ hạn chế quyền trông nom, chăm sóc của chị bạn đối với 2 cháu. Hơn nữa, bà của bạn có đơn yêu cầu trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng hai cháu thì hai cháu sẽ được ở với bà ngoại.

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

 

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

 

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

 

b) Phá tán tài sản của con;

 

c) Có lối sống đồi trụy;

 

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

 

Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa Án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

 

"...2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

 

a) Người thân thích..."

 

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

Chuyên viên. Mai Nam - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo