Mạc Thu Trang

Xử lý như thế nào đối với hành vi lấn chiếm đất?

Nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý sử dụng đất, Nhà nước quy định rất chặt chẽ trong việc giao đất, cho thuê đất và đảm bảo diện tích sử dụng đất của mọi người sử dụng đất. Với những hành vi lấn, chiếm đất đai cần phải xử lí nghiêm để đảm bảo công bằng, ổn định trong việc sử dụng đất.

1. Luật sư tư vấn Luật Đất đai

Qua thống kê những năm gần đây cho thấy diện tích đất lấn, chiếm ngày một tăng lên. Điều này cho thấy còn nhiều lỗ hổng trong việc quản lý sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước. Nhiều nơi còn ngang nhiên xẻ đất, xẻ rừng, phân lô, bán nền không theo quy hoạch, không có chủ trương của các cơ quan quản lý Nhà nước gây ra hậu quả thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.

Mặc dù pháp luật đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về hành vi sử dụng đất lấn, chiếm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự nhưng thực tế sự quản lý lỏng lẻo của các cán bộ địa phương chậm trễ hoặc bao che hành vi vi phạm. Đến khi phát hiện thì đã hết thời hiệu xử lý, dẫn đến thiệt hại của Nhà nước.

Nếu bạn đang có vướng mắc về đất đai, cụ thể là vướng mắc trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về xử lý hành vi lấn, chiếm đất đai, bạn hãy tìm cho mình một đơn vị uy tín để được hướng dẫn. Luật Minh Gia với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên có trình độ luôn sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu tư vấn của quý khách ở mọi nơi qua Tổng đài: 1900.6169 hoặc Email tư vấn.

2. Tư vấn xử lý hành vi lấn, chiếm đất

Nội dung tư vấn: Kính gửi quý Luật sưTôi có vấn đề muốn hỏi quý Luật sư như sau: Công ty tôi là Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp 100% vốn Nhà nước, phần diện tích đất của Công ty tôi đang quản lý và sử dụng đã được UBND tỉnh ký quyết định cho thuê đất và cấp GCNQSD đất (đất trồng rừng sản xuất). Theo kế hoạch sản xuất, vào đầu năm nay (2017) Công ty chúng tôi khai thác trên diện tích 3,0 hecta, sau khi khai thác xong phần diện tích đất trống 3,0 hecta đó Công ty tôi chưa tiến hành trồng rừng được do thời tiết thì bị một nhóm người dân tại địa phương tự ý mang cây con lên cuốc hố và trồng cây trên phần diện tích đó. Khi xảy ra việc đó, chúng tôi có lên tuyên truyền giải thích và yêu cầu nhóm người dân đó không được tiếp tục việc làm trên vì đó là hành vi chiếm đất, vi phạm pháp luật nhưng nhóm người dân đó không nghe và vẫn tiếp tục làm. Chúng tôi có báo cho công an xã sở tại vào thì chỉ tiến hành lập biên bản hiện trường, kết luận dừng biện pháp tác động lên lô rừng và giữ nguyên hiện trạng.

Vậy tôi muốn hỏi:

1. Công ty chúng tôi phải làm gì, báo cho cơ quan nào để xử phạt vi phạm hành chính nhóm người tự ý trồng cây trên đất của Công ty tôi đang quản lý và sử dụng ?

2. Công ty chúng tôi có được nhổ, phá hủy cây mà nhóm người dân đó tự ý trồng trên diện tích đất trên hay không? Nếu được nhổ bỏ thì cần thủ tục gì?

3. Công ty chúng tôi cần tiến hành làm gì, công việc gì để ngăn chặn việc người dân tự ý trồng cây trên diện tích đất mà chúng tôi chưa tiến hành trồng rừng được khi chưa vào mùa mưa.

Trân thành cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp có thể thấy được rằng hành vi của nhóm người dân địa phương tự ý đem cây lên trồng tại diện tích đất mà công ty bạn đang có quyền sử dụng là hành vi "lấn, chiếm đất " (Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP), theo đó:

"2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

...

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."

Đối với hành vi này bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính can thiệp giải quyết. Thẩm quyền này được quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2014/ NĐ-CP.

"Điều 31: Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

...

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

...

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm."

Theo đó, khi chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu, bao gồm cả việc yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải nhổ bỏ những cây ban đầu để trả lại hiện trạng đất cho công ty bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn