Hoài Nam

Xử lý kỷ luật người lao động như thế nào cho đúng quy định?

Quy trình xử lý kỷ luật lao động là như thế nào? Cần những điều kiện, yếu tố gì để có thể xử lý kỷ luật lao động đúng với quy định của pháp luật? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như thế nào? … Luật minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về xử lý kỷ luật lao động

Khi người lao động có các hành vi vi phạm nội quy lao động, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các bước, trình tự theo quy định của pháp luật, việc áp dụng hình phạt sa thải cũng được pháp luật quy định cụ thể.

Nếu bạn hoặc công ty bạn đang có thắc mắc về xử lý kỷ luật lao động, hãy đặt câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia, hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty để được hướng dẫn tư vấn, giải quyết vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin và đối chiếu với trường hợp thực tế của mình.

2. Xử lý kỷ luật người lao động như thế nào cho đúng?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi hiên tại đang là nhân viên HCNS của một Công ty tư nhân lĩnh vực sản xuất, hiện nay tôi đang mắc phải một trường hợp sau chưa biết giải quyết thế nào, xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn !!! Hiện tại chế tài áp dụng cho việc nghỉ phép tại Công ty tôi đang xây dựng. Công ty thường xuyên có nhân viên xin nghỉ phép nửa ngày hay 1,2 ngày, nghỉ thường xuyên và báo sát nút, sáng báo chiều nghỉ luôn, tối mịt báo sáng hôm sau nghỉ luôn mặc dù Giám đốc không thích nhưng vẫn phải đồng ý cho nghỉ, trong khi việc nghỉ làm như vậy dẫn đến công việc trì trệ, bản thân nhân viên chưa chủ động trong công việc nên lúc nào cũng nói không có việc để làm và lấy lý do rằng họ có quyền nghỉ vì họ có việc. Nếu giả sử tất cả nhân viên đều tự ý xin nghỉ bừa bãi như vậy thì sẽ dẫn đếu hậu quả thiệt hại về kinh tế cho Công ty như thế nào có ai chịu trách nghiệm được. Mặc dù Công ty đã quy định rằng muốn xin nghỉ phải báo trước 01 ngày nếu nhân viên xin nghỉ dưới 03 ngày và báo trước 03 ngày nếu nhân viên xin nghỉ từ 03 ngày trở lên, nhưng nhân viên vẫn không chấp hành đúng nội quy. Để nhằm nâng cao ý thức của người lao động một cách triệt đệ hiện tại tôi đang muốn xây dựng chế tài phạt đối với những nhân viên:

- Nghỉ không phép hoặc không bổ sung phép dù đã được cấp trên đồng ý cho nghỉ.

- Tự ý nghỉ phép mà không có sự đồng ý của cấp trên.

- Nghỉ không báo trước theo đúng thời gian quy định.

==> Một ngày nghỉ không phép bị trừ 3 ngày lương và được sự chấp thuận của Giám đốc. Việc đánh vào kinh tế nhằm mục đích nâng cao ý thức của người lao động, có như vậy người lao động mới tuân thủ nghiên ngặt nội quy của Công ty, chứ không phải Công ty đưa ra quy định đó để nhằm giảm quỹ lương của nhân viên. Tuy nhiên, tôi biết rằng theo luật lao động thì Công ty không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền hoặc trừ vào lương, vậy nếu tôi áp dụng chế tải trên đồng nghĩa với việc Công ty đang làm sai. Chính vì vậy tôi rất muốn Luật sư tư vấn giúp tôi nên đưa ra chế tài nào phù hợp để người lao động không còn những tồn đọng như trên ngoài việc đánh vào kinh tế của họ.

Tra lời tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 19 Bộ luật lao động 2012 quy định về  nội quy lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

Khoản 2 điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

Như vậy pháp luật quy định người sử dụng lao động có quyền đươc quy định về thời giờ nghỉ ngơi trong đó có nghỉ việc riêng, vì vậy khi nội quy công ty đã quy định cụ thể mà người lao động không tuân thủ theo quy định đó thì công ty có quyền áp dụng các chế tài phù hợp mà công ty đã quy đinh. Tuy nhiên, nội dung của nội quy lại không được trái với quy định của pháp luật Lao động và pháp luật khác có liên quan. Do đó công ty không được phép áp dụng hình thức phạt tiền, trừ lương của người lao động vì như vậy là đã vi phạm quy định tại điều 128 BLLĐ 2012, cụ thể:

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy để người lao động tuân thủ nội quy lao động về thời giờ gnhỉ ngơi thì người lo động có thể quy định hình thức kỷ luật khác theo quy định của pháp luật về lao động  tại điều 125 BLLĐ 2012:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.

Pháp luật hiện hành không quy định hình thức khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương được áp dụng khi nào. Do đó, công ty bạn có quyền thể hiện chi tiết khi nào thì được áp dụng xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương. Còn hình thức xử lý sa thải thì áp dụng quy định tại Điều 126 BLLĐ 2012.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169