Xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Luật sư tư vấn về xử lý kỷ luật viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Bên cạnh những quyền lợi và quyền hạn của mình thì viên chức phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Khi viên chức đạt được thành tích xuất sắc thì được khen thưởng, tôn vinh; ngược lại khi viên chức có hành vi vi phạm thì phải bị xử lý kỷ luật, tuỳ từng trường hợp mà áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng với viên chức quản lý), buộc thôi việc.
Tuy nhiên, mức độ vi phạm như thế nào thì viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật? Trên thực tế, không phải ai cũng có thể xác định chính xác hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm của viên chức. Trường hợp bạn hoặc đơn vị bạn đang gặp vướng mắc trong việc xác định hình thức kỷ luật viên chức cho phù hợp hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.
2. Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức?
Đối tượng bị xử lý kỷ luật là: viên chức làm việc trong các sự nghiệp công lập vi phạm pháp luật về các trường hợp bị xử lý kỷ luật viên chức; trừ người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định là công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp nhà nước như:
Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tôvà các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lái xe, bảo vệ, vệ sinh, trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các công việc khác.
* Các trường hợp bị xử lý kỷ luật:
- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
- Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Các hình thức kỷ luật: Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý còn có thể thêm hình thức ký luât “cách chức”.
* Thời hiệu xử lý kỷ luật: 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
* Thời hạn xử lý kỷ luật: tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
*Thẩm quyền xử lý kỷ luật: Tùy thuộc vào đối tượng viên chức bị xử lý kỷ luật mà người có thẩm quyền tiến hành xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật khác nhau:
- Đối với viên chức quản lý vi phạm: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý vi phạm: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật
- Đối với viên chức biệt phái: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
- Đối với viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức
* Trình tự xử lý kỷ luật:
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì trình tự xử lý kỷ luật như sau:
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và xác định thành phần Hội đồng kỷ luật.
- Ra quyết định tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật. Người ra quyết định đối với trường hợp người bị kỷ luật là viên chức không giữ chức vụ quản lý là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành. Đối với trường hợp là viên chức giữ chức vụ quản lý là người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm.
- Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
- Lập biên bản các cuộc họp kiểm điểm và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm phải gửi tới chủ tịch hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét kỷ luật.
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ra quyết định tổ chức họp hội đồng kỷ luật và gửi giấy triệu tập họp tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiến hành cuộc họp. Ngoài ra có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị có viên chức vi phạm kỷ luật dự họp
- Chuẩn hồ sơ họp và tiến hành cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
Hồ sơ họp xử lý kỷ luật bao gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm điểm viên chức và các tài liệu khác có liên quan
- Hội đồng kỷ luật kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật. Trong trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Lưu giữ trong hồ sơ của viên chức các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật.. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.
- Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất