Xin nghỉ việc và không được đóng bảo hiểm ???
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn,theo quy định Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
"1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;…”
Như vậy bạn của bạn đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn một năm do vậy, mà trường hợp của bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy bạn của bạn phải trích tiền lương để đóng bảo hiểm và công ty cũng phải đóng bảo hiểm cho bạn. Việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và đã báo trước 1 tháng là đúng quy định của pháp luật lao động . Còn việc công ty không đóng bảo hiểm cho bạn vào tháng 9 là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 134 Luật bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 134 Luật bảo hiểm xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
"1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội".
Việc công ty không đóng bảo hiểm cho bạn là không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội thì công ty của bạn có thể phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể về xử phạt được quy định tại khỏan 2 Điều 26 nghị định 95/2013/NĐ-CP và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 26. Theo đó :
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này."
Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến người sử dụng lao động để người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu thấy chưa thỏa đáng, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Bộ Luật lao động năm 2012.
"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;..."
Trân trọng !
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất