Xin nghỉ không hưởng lương có tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội được không?
1. Luật sư tư vấn về pháp luật Lao động
Thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương giữa người lao động và người sử dụng lao động được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Trong quan hệ này, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên đồng thời cũng tôn trong thỏa thuận của các bên. Nếu bạn hoặc doanh nghiệp của bạn chuẩn bị tiến hành ký kết thỏa thuận nghỉ không hưởng lương mà chưa nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề sau hãy liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn quy định pháp luật về nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
- Tư vấn quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động khi thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương;
- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động.
Nếu việc tư vấn qua điện thoại chưa đáp ứng được yêu cầu về thông tin của bạn, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin và đối chiếu với trường hợp của mình.
2. hỏi về nghỉ không hưởng lương
Câu hỏi: Cho em hỏi thắc mắc về đóng BHXH như sau ạ. Em là giáo viên mầm non hiện em đã công tác và đóng bảo hiểm được 18 năm 1 tháng nay em muốn xin nghỉ không hưởng lương và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm đến khi đủ 25 năm thì có được không? Thủ tục để tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm như thế nào xin cho em được biết ạ. Em đã xin nghỉ không hưởng lương 3 tháng rồi và chưa tiếp tục đóng bảo hiểm. Em xin cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Yêu cầu của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”.
Như vậy, nếukhông làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Do đó, trong thời gian chị nghỉ không hưởng lương thì chị không được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp, nếu bạn nghỉ việc và chốt sổ bảo hiểm xã hội thì chị mới có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong đó: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 là 700.000 đồng/người/tháng. Còn mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng.
– Phương thức đóng BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
+) Đóng hằng tháng;
+) Đóng 03 tháng một lần;
+) Đóng 06 tháng một lần;
+) Đóng 12 tháng một lần;
+) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:
” Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”
Điều luật trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Như vậy, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần điền tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất