Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp bị xử phạt hành chính thế nào?

Xin chào luật sư. Gia đình tôi có công đức cho chùa gần nhà 1 miếng đất 1 sào ruộng để xây dựng mở rộng chùa. Trên đất hiện tại đã xây bệ và đặt tượng được 2 tuần nhưng lại chưa có giấy phép xây dựng, hiện giờ công an xa và huyện đã tới nhà tôi để lập biên bản. Bây giờ gia đình tôi phải làm thế nào để không phải vi phạm phâp luật mà lại không phải dỡ bỏ tượng của chùa ạ. Mong luật sư giúp đỡ ạ!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp thì việc gia đình xây dựng trái phép công trình trên đất nông nghiệp được xác định là hành vi xây dựng trái phép. Theo đó, với hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính với một trong các hành vi sau. Cụ thể là xử phạt hành chính theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xây dựng..:

 

Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;

...

9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

10. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

 

Hoặc bị xử phạt hành chính do chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà đã xây dựng công trình theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể:

 

Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

...

3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

 

Như vậy, với hành vi vi phạm trên thì việc gia đình có bị xử phạt hành chính theo quy định nào thì đều có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo là buộc tháo dỡ công trình và hoàn trả lại vị trí ban đầu cho đất. 

 

-----------

>> Luật sư tư vấn thắc mắc về pháp luật Đất đai, gọi: 1900.6169

 

Câu hỏi thứ 2 - Có được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất hương quả không?

 

Tôi có thửa đất 245 tờ bản đồ số 4. Năm 2013 tôi có làm đơn xin phép xây dựng nhà thờ T ( đã được UBND xã X chấp thuận). Do trong giấy CNQSDĐ loại đất là đất Trồng Lúa. Nay tôi xin chuyển qua Đất Hương Quả, và xin đổi tên chủ sở hữu là nhà Thờ T có được không? Lý do mà tôi xin chuyển đổi tên và mục đích sử dụng đất là muốn thửa đất đó thuộc quyền sử dụng cho người trong nom nhà thờ sau này, bất cứ anh, chị và cháu tôi nếu không có lòng thành gìn giữ và trong nom củng không được quyền ngăn cản người có lòng thành đến lo Hương quả cho nhà thờ. Rất mong được trợ giúp.

 

Trả lời: 

 

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cụ thể:

 

Điều 10. Phân loại đất

 

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

 

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

..

 

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

 

Điều 160. Đất tín ngưỡng

 

1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

 

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

 

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

...

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

 

Theo đó, đối chiếu quy định trên với trường hơp của bạn thì do không có mục đích sử dụng đất đất hương quả, nên không có căn cứ để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên. Tuy nhiên, nếu gia đình có nhu cầu sử dụng vào mục đích làm nhà thờ họ thì có thể xem xét chuyển qua nhóm đất phi nông nghiệp (đất tín ngưỡng).

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo