Xâm phạm bí mật thư tín - điện thoại của người khác bị xử lý thế nào?
1. Luật sư tư vấn về hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại của người khác
Hiện nay có rất nhiều hành vi vi phạm liên quan đến vấn đề xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại của người khác, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với người bị xâm phạm.
Do đó, khi bạn gặp phải trường hợp này và chưa biết quy định pháp luật về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm thì bạn có hể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
2. Quy định pháp luật về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, cụ thể như sau:
Quy định về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi của người chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;
Theo quy định tại điều 125 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì người nào có hành vi nêu trên mà đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Tái phạm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất