Lò Thị Loan

Xác định trách nhiệm của các bên khi gây tai nạn giao thông?

Tai nạn giao thông, còn được gọi là va chạm giao thông xảy ra khi một phương tiện va chạm với một phương tiện khác, người đi bộ,... Vậy gây tai nạn giao thông thì sẽ phải gánh chịu những hậy quả pháp lý như thế nào? Trường hợp người tham gia giao thông mà gây tai nạn thì mức xử lý có căn cứ vào lỗi của các bên hay không và các vấn đề pháp lý khác có liên quan? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tai nạn giao thông.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về tai nạn giao thông như:

+ Nắm được các hậu quả pháp lý khi gây tai nạn giao thông;

+ Nắm được các quy định của pháp luật về bồi thường khi gây tai nạn;

+ Biết được những trường hợp nào sẽ xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về hậu quả pháp ly khi gây ra tai nạn giao thông.

Nội dung tư vấn: Chào Luật Sư. Luật Sư cho em hỏi: Vụ việc tai nạn giao thông đã xảy ra nay gần 6 tháng. Nhưng hôm nay(23/4/2019) đuợc nhận giấy mời của toà án để giải quyết ạ. Vào lúc 21h50 em chạy xe gắn máy Future 125cc, lưu thông trên đoạn đường với tốc độ 60 - 70km/h. Thì bất ngờ 1 anh tài xế xe tải đỗ xe và đi qua đường mua nước, thì em đã va vào anh ấy, cả 2 đều bất tỉnh và đuợc người dân đưa đi cấp cứu. Em đuợc bệnh viện báo là dập não trán trái, còn anh ấy thì gãy 1 chân và phải bó inox. Lúc xảy ra tai nạn trời không mưa, không say rượu. Còn anh ấy thì qua đường nơi không có biển báo, đèn tín hiệu, hay vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Và băng qua đường quá bất ngờ nên em không xử lý kịp. Lúc anh ấy nằm viện mà không có giấy tờ tuỳ thân. Nên gia đình em có đi các bệnh viện chấn thương để tìm. Và tìm được anh ấy đuợc chữa trị ở bệnh viện C và được gặp mẹ anh ấy cũng ở đó. Thì gia đình em có chi trả truớc 10 triệu tiền viện phí. Gia đình em xin phép về để chăm sóc em bên Khoa Phục Hồi Chức Năng. Vậy Mức xử theo luật đường bộ thì ai đúng ai sai của sự việc trên ạ. Và có ưu tiên người đi bộ không ạ? Hay xem xét vào đúng luật và sai luật. Em xin Luật Sư cho em biết ạ, em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Hành vi gây tai nạn giao thông thì tùy theo tính chất và mức độ, mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự và đồng thời trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Thứ nhất, xử lý về hình sự:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ dụng 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo đó, nếu bạn tham gia giao thông mà vượt quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn,... dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì sẽ phải chịu trách nhiệm về hình sự  là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, có xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: chủ động sửa chữa, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại; phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng,... Việc anh tài xế xe tải bất ngờ dừng xe và băng qua đường mua nước tại nơi không có biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường giành cho người đi bộ thì cũng phải xét đến yếu tố lỗi của anh này để xác định trách nhiệm của các bên cho hợp lí và hợp pháp. Việc xác định lỗi của các bên phải phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan công an.

Việc ưu tiên người đi bộ thì được đặt ra trong trường hợp người đi bộ qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hoặc nơi có đèn tín hiệu, biển báo hiệu,... Tuy nhiên, cũng phải xem xét đến việc nếu như trong suốt con đường này không có đoạn nào dành cho người đi bộ thì về nguyên tắc họ vẫn được phép đi qua, đồng thời người đi sang đường và người điều khiển phương tiện giao thông cũng phải chú ý quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.

Thứ hai, bồi thường thiệt hại về dân sự.

Trường hợp có gây ra thiệt hại về sức khỏe, ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự thì còn phải bồi thường về dân sự theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường thiệt hại trên cơ sở thiệt hại thực tế xảy ra, bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại,... Mức bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quán năm  mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, mức bồi thường cũng phải căn cứ vào yếu tố lỗi của các bên.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169