Hoàng Thị Nhàn

Xác định tội danh trong trường hợp đưa tiền chạy án

Chào luật sư, Thưa luật sư tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi sự việc như sau ạ: chẳng là năm ngoái e trai và đám thanh niên ở làng khác có va chạm nhỏ và đã bồi thường và e tôi và các e khác trong làng đều bị đi tù hết.

 

Trong quá trình đang điều tra thì bố tôi và các phụ huynh khác vì thấy con bị dính đến pháp luật nên sợ nghe người này người kia mách là đi nhờ ông A giúp cho. Sau khi đến nhờ giúp thì ông A đòi 40 triêu sẽ giúp nhưng thời gian qua đi mà ông này vẫn k giúp đc gì và cuối cùng là k giúp đc. Ông này trước đó đã hứa k giúp đc sẽ trả tiền nhưng ông này mãi vẫn k trả về sau cũng trả hết nhưng có 1 nhà cô B này ông A vẫn chưa trả nên cô B đã kiện ông A tội hối lộ. Sau khi bị kiện thì ông A này bị bắt giữ với tội danh lừa đảo còn Bố tôi và mấy phụ huynh kia cũng bị khép vào tội đi hối lộ theo khoản 2 điều 289. Luật sư cho tôi hỏi điều tra khép tội như vậy đã đúng chưa và có những tình tiết giảm nhẹ nào trong vụ án này k ạ. cảm ơn luật sư nhiều nhiều lắm ạ.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trong trường hợp của bạn không nêu rõ là ông A có đảm nhận chức vụ gì trong cơ quan nhà nước hay không nên chúng tôi chia làm hai trường hợp:

 

Trường hợp thứ nhất: Ông A không đảm nhận chức vụ, quyền hạn hoặc làm việc trong cơ quan giải quyết vụ án hoặc có không có khả năng chạy án cho em trai bạn và những thanh niên trong làng thì ông A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vì ông A hoàn toàn không có khả năng chạy án nhưng vẫn yêu cầu người nhà người phạm tội mức tiền là 40 triệu, đây là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

 

Trường hợp thứ hai: Nếu ông A đảm nhận chức vụ, quyền hạn trong Tòa án hay cơ quan điều tra thì khi đó ông A phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: 

 

Điều 354. Tội nhận hối lộ

 

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

b) Lợi ích phi vật chất.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

 

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

…”.

 

Tội đưa hối lộ được quy định tại điều 364 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn (làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này là việc giảm án cho em trai bạn và những thanh niên trong làng. Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm bố bạn và các phụ huynh đã đưa tiền và yêu cầu ông A gúp đỡ.

 

Như vậy, trong trường hợp này bố bạn bị cơ quan điều tra truy tố về tội đưa hối lộ là hoàn toàn có cơ sở. Trường hợp bố bạn và các phụ huynh khác nhầm tưởng rằng ông A là người có khả năng thực hiện lợi ích nói trên, nhưng trên thực tế người đó không có khả năng, thì bố bạn và những người có lien quan vẫn phải chịu trách nhiệm về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).

 

Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì:

 

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

 

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

 

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

Với các thông tin cung cấp chưa đủ căn cứ để kết luận là liệu có hay không những tình tiết giảm nhẹ nào trong vụ án này.

 

Trân trọng !
CV tư vấn: Nguyễn Thị Oanh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169