Lò Thị Loan

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị xử lý như thế nào?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích. Vậy trường hợp trong quá trình phòng vệ đã vượt quá giới hạn thì sẽ gặp phải bất lợi như thế nào nếu bị khởi tố và các vấn đề pháp lý liên quan.

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về phòng vệ chính đáng.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về phòng vệ chính đáng như:

+ Nắm được các trường hợp được xác định là phòng vệ chính đáng;

+ Nắm được các trách nhiệm pháp lý khi vượt quá phòng vệ chính đáng ;

+ Biết được khi nào cấu thành tội cố ý gây thương tích;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về phòng vệ chính đáng.

Nội dung tư vấn: Thưa luật sư ,em có một vấn đề nhờ luật sư tư vấn dùm em : Ba mẹ em xảy ra mâu thuẫn cự cải và dẫn đến đánh nhau. Mặc dù người say rượu là ba em, người gây cớ đánh nhau là ba em nhưng mẹ em trong lúc tự vệ đã vượt quá giới hạn có dùng dao đâm ba em có khắc phục hậu quả. Vết thương gây ra không sâu chỉ chấn thương phần mềm không ảnh hưởng đến những bộ phận khác. -Em muốn hỏi nếu ba em thưa kiện mẹ em thì khả năng bất lợi cho mẹ em là bao nhiêu ? Cả hai người đều có lỗi nếu xét xử là xét xử cả hai hay thế nào ạ ?- Thứ hai ,nếu cha em không thưa kiện ve tội hình sự mà địa phương chỉ phạt hành chính hoặc hình thức hòa giải khác thì sau một thời gian bị hại có quyền đe dọa hay tái khởi kiện không ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, phòng vệ chính đáng.

Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc li ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy trong trường hợp này mẹ của bạn hoàn toàn có quyền chống trả lại một cách cần thiết hành vi của bố bạn và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu hành vi chống trả vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (vượt quá mức cần thiết)  thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về phần vượt quá này.

Trường hợp của mẹ bạn có được coi là phòng vệ chính đáng hay không thì  phải thỏa mãn điều kiện sau đây:

Một, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức.

Hai, người phòng vệ chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi tấn công các quyền hoặc lợi ích của các chủ thể trên, nhưng sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Để đánh giá được mức cần thiết, phù hợp với hành vi tấn công có thể căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và sự mãnh liệt của hành vi tấn công, công cụ và phương tiện mà người tấn công sử dụng,...

Nếu hành vi của người phòng vệ rõ ràng là vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công thì phải chịu trách nhiệm hình sự về phần vượt quá đó. Đồng thời căn cứ vào Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luât Hình sự thì một trong những công cụ, phương tiện nguy hiểm đó là dao. Do đó, hành vi của mẹ bạn trong trường hợp này tùy theo mức độ nặng nhẹ và tỷ lệ tổn thương cơ thể có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự 2015), theo đó tỷ lệ thương tật phải từ 30% trở lên thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này; hoặc có dùng hung khí nguy hiểm thì có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo đó tỉ lệ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% theo Điều 134.

Theo như bạn trình bày, mẹ của bạn có dùng dao đâm bố bạn, tuy bố bạn chỉ bị chấn thương phần mềm, không ảnh hưởng đến những bộ phận khác, vết thương không sâu. Tuy nhiên, trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng có sử dụng vũ khí  nguy hiểm thì vẫn cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy him hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy him hoặc hóa chất nguy hiểm;

...”.

Về yếu tố lỗi: Nếu cả hai bên đều có lỗi thì khi xét xử sẽ phải xem xét đến yếu tố lỗi của mỗi bên. Tuy nhiên, nếu hành vi của người phòng vệ vượt quá mức cần thiết của hành vi tấn công dẫn đến gây thiệt hại cho bên có hành vi tấn công thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ở người có hành vi đó mà không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người đó nếu chưa đủ căn cứ cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bởi lẽ nguồn gốc của nguyên nhân dẫn tới vụ việc này không phải xuất phát từ người phòng vệ. Đối với trường hợp người có hành vi tấn công nếu do dùng rượu, bia thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi lẽ họ rõ ràng biết được rượu là chất kích thích, nếu say có thể làm cho bản thân mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà vẫn cố tình để mình vào tình trạng đó.

Thứ hai, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã hòa giải xong thì còn có quyền khởi kiện lại hay không.

Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thì đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng... thì bố bạn có quyền yêu cầu khởi tố và nếu tại Khoản 1 Điều 134 BLHS nêu trên thì chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Theo đó, nếu đã thỏa thuận được mà sau đó bố của bạn lại khởi kiện mà trong thời hiệu khởi kiện thì bố bạn vẫn có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu khởi tố lại theo quy định pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169