Vô ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật 12% thì bị xử lý thế nào?
người đó tiếp tục chạy đến đến đánh anh tôi nhưng do say rượu người đó vấp ngã ngay đôi đũa mà anh tôi đang cầm, mọi người đưa vào bệnh viện thì được biết anh ta bị tổn thương ở mắt kết quả giám định bị tổn hại sức khỏe 12%, hôm có cũng có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đến khám nghiệm hiện trường, ghi lại lời khai nhân chứng. Như vậy anh tôi có bị khởi tố về tội vô ý gây thương tích hay không? Nếu không bị khởi tố lên Tòa hình sự thì có chuyển qua Tòa dân sự để giải quyết bồi thường không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, quy định về Tội vô ý gây thương tích
Tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”
Như vậy, người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới áp dụng hình phạt theo quy định trên của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, với thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn vô ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 12%, trường hợp này anh trai bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý gây thương tích.
- Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự
Tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, nếu anh của bạn hoàn toàn không có lỗi gây thiệt hại cho đối phương thì anh bạn không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu anh bạn có lỗi thì tùy mức độ lỗi có thể phải bồi thường theo quy định nêu trên.
Trân trọng !
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất