Phạm Diệu

Viên chức thôi việc cần đáp ứng điều kiện gì? Trường hợp nào phải bồi thường chi phí đào tạo?

Viên chức nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế hay nghỉ theo nguyện vọng cần đáp ứng các điều kiện gì? Trường hợp nào viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo? Để giải đáp những vướng mắc này, Luật Minh Gia giải đáp thông qua tình huống dưới đây:

Viên chức nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế hay theo nguyện vọng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật, tuy nhiên trên thực tế khi thực hiện thủ tục xin thôi việc viên chức gặp rất nhiều khó khăn về trình tự, thủ tục hoặc không được giải đáp chế độ thôi việc do chưa làm đủ thời gian cam kết sau khi được đào tạo. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề này và chưa nắm rõ các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.

1. Tư vấn thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức?

Hỏi: Chào công ty Luật Minh Gia! Tôi là giáo viên tiểu học tham gia BHXH được 22 năm, BHTN được 8 năm 8 tháng. Nay tôi muốn xin thôi việc để định cư nước ngoài. Do không hiểu nhiều về thủ tục nên kính giờ công ty tư vấn giúp mấy vấn đề sau: 1. Đơn xin thôi việc do Hiệu Trưởng  hay do Phòng Giáo dục kí duyệt. và khoảng thời gian bao lâu thì được duyệt kể từ ngày nộp đơn; 2. Tôi có được hưởng BHTN không? Khoảng thời gian bao lâu thì được nhận BHTN kể từ ngày nộp hồ sơ. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

Tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

"4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.".

Theo quy định trên thì đối với trường hợp của bạn, bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì bạn phải báo cho người đứng đầu đơn vị biết trước ít nhất 45 ngày.

Về thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức được quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020 như sau:

3. Thủ tục giải quyết thôi việc:

a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.

b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì sau khi bạn nộp đơn xin thôi việc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, nếu đồng ý cho bạn thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.

Về bảo hiểm thất nghiệp: Nếu bạn có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bạn nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng làm việc, tuy nhiên nếu sau khi bạn nghỉ việc bạn ra nước ngoài định cư thì bạn không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Luật việc làm.

2. Chi phí và cách tính đền bù chi phí đào tạo của viên chức khi nghỉ việc?

Hỏi: Tôi làm ở bệnh viện quận 12 từ năm 2010. Năm 2011 tôi được vào biên chế nhà nước. Năm 2013, tôi được cử đi học liên thông hệ đại học. Đến năm cuối năm 2016, tôi kí hợp đồng sau khi học xong về phục vụ bệnh viện 08 năm. Trong quá trình đi học, bệnh viện chi trả tiền lương cơ bản hàng tháng cho tôi không hỗ trợ tiền học phí hay tiền đi lại gì hết. Giờ tôi về phục vụ được 5 tháng, tôi muốn chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy trường hợp của tôi có phải đền bù tiền lương cơ bản cho bệnh viện và tiền nào khác nữa không? Cách tính đền tiền? Xin chân thành cảm ơn!!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau: 

Thứ nhất, về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được tuyển dụng chính thức từ năm 2011, hiện tại bạn đang làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Do đó, để đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đúng quy định pháp luật, bạn cần đáp ứng điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 như sau: "4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.".

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, để đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với bệnh viện đúng quy định pháp luật thì bạn phải thực hiện thông báo bằng văn bản cho phía bệnh viện biết trước ít nhất 45 ngày.

Thứ hai, vấn đề đền bù chi phí đào tạo

Tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về đền bù chi phí đào tạo như sau:

Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

Điều 8. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù

1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

2Cách tính chi phí đền bù:

a) Đối với trường hp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đn bù;

b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S = F/T1x (T1 - T2)

S là chi phí đền bù;Trong đó:

- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;

- Tlà thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết phải có trách nhiệm đền bù chi phí đào tạo. Đối với trường hợp của bạn, căn cứ vào bản cam kết đào tạo giữa bạn và phía bệnh viện, bạn có cam kết phục vụ tại đơn vị 08 năm sau khi tốt nghiệp. Tính đến thời điểm, bạn muốn nghỉ việc thì chưa đủ thời gian đã cam kết, do đó khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thuộc trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, theo quy định thì chi phí đền bù chỉ bao gồm: học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Đối chiếu với trường hợp của bạn, các chi phí phục vụ cho khóa học là do bạn tự túc hoàn toàn, do đó trong trường hợp này khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo đúng quy định pháp luật thì bạn không có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo