Nông Bá Khu

Viên chức sinh con thứ ba bị xử phạt như thế nào?

Xin chào Công ty Luật Minh Gia! Sau đây cho tôi xin hỏi một vấn đề: Có phải trước đây khi một viên chức nhà nước sinh con thứ 3 thì chỉ phạt không xét thi đua, kể cả các khoản trợ cấp khác cũng bị cắt luôn trong vòng một năm, nhưng mới đây tôi nghe nói là cắt cả 3 năm liên tiếp phải không? Và được áp dụng từ thời điểm nào? Tôi sinh con thứ 3 vào ngày 15 tháng 11 năm 2014 thì áp dụng phạt 1 năm hay 3 năm không được xét thi đua? Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công nhân, viên chức. 

Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

Pháp luật để mở quy chế sinh con thứ 3 nhưng lại nhưng lại không ngăn cấm việc nội quy, quy định của cơ quan có quyền xử lý đối với trường hợp nhân viên nơi mình sinh con thứ ba. 

Ví dụ: nếu bạn đang là công chức thuộc Bộ tài chính Bộ tài chính thì cần xem Quyết định 1531/QĐ-BTC vì Bộ này đã ban hành  Quyết định 1531/ QĐ- BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính, trong đó ban hành kèm Quy chế về xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Quy chế này quy định việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, kể cả hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ đang công tác (sau đây gọi chung là công chức, viên chức), thuộc biên chế các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3 trở lên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế này. Hình thức kỉ luật được quy định tại Khoản 5 Quy chế này:

"Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên."

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169