Trần Tuấn Hùng

Viên chức bị ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Luật sư tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội đối với giáo viên bị viêm dây thanh quản mãn tính


Nội dung câu hỏi:

Tôi giáo viên và đã đóng bảo hiểm được 11 năm và là 1 viên chức nhà nước. Tôi muốn xin nghỉ không lương để đi trị và dưỡng bệnh vì tôi bị viêm dây thanh quản mãn tính vá khi nói nhiều tôi không nói thành tiếng vì tôi hay bị khàn giọng. Vậy trường hợp như tôi giải quyết như thế nào ? và chế độ bảo hiểm có thanh toán hàng tháng hay không ? và tôi có bị quy ra thành 1 trong những đối tượng tinh giản biên chế không ?

Trả lời:


Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn Luật Minh Gia xin được giải đáp như sau:

Hiện tại bệnh viêm dây thanh quản chưa được xếp vào danh mục bệnh nghề nghiệp của Bộ y tế, do đó đối với trường hợp của bạn việc bạn phải nghỉ việc điều trị bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

Theo đó thời gian hưởng chế độ ốm đau của bạn được quy định tại Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, bệnh viêm thanh quản mãn tính được xếp vào danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do đó, thời hạn hưởng chế độ ốm đau của bạn sẽ là:

“a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân”.
 
Với mức hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 25 như sau:

“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung”.

Căn cứ theo quy định này thì trường hợp cảu bạn, bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm  với mức hưởng bảo hiểm xã hội là 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc; nếu sau thời gian này mà bạn vẫn phải tiếp tục điều trị thì bạn sẽ được hưởng mức bảo hiểm xã hội thấp hơn tương ứng với điểm c khoản 2 Điều 25 là 45% tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội.

Về đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, vấn đề này được quy định cụ thể rõ rang tại Điều 6, Nghị định 108/2014 về các trường hợp tinh giản biên chế, bạn có thể tham khảo thêm nội dung đã được quy định nếu chị thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Nghị định thì sẽ có quyết định từ phía cơ quan có thảm quyền còn nếu chị không thuộc một trong các trường hợp đó thì không thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo nghị định này.

Trân trong!
CV Nguyễn Thanh Quý – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo