Lò Thị Loan

Việc đóng hiểm xã hội cho người lao động khi làm việc tại Chi nhánh Công ty

Bảo hiểm xã hội là một vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Hiện nay mức đóng và hưởng bảo hiểm bảo hiểm xã hội đã được quy định rõ ràng trong luật để đảm bảo sự công bằng cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy trường hợp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại Công ty hay tại Chi nhánh của Công ty thì phải thực hiện như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về bảo hiểm xã hội như:

+ Nắm được các quy định về bảo hiểm xã hội;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Biết được những trường hợp nào không được hưởng các chế độ liên quan đến BHXH;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.

Nội dung tư vấn: Kính chào Luật sư. Chúc Luật sư và quý công ty một ngày tốt lành. Xin nhờ Luật sư giải đáp thắc mắc giúp em về việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản. Em muốn hỏi một vài vấn đề như sau:1. Công ty em mới thành lập Trung tâm tiếng, trên ĐKKD của Trung tâm là chi nhánh trực thuộc công ty và có thêm nhân viên mới ở chi nhánh đó. Vậy khi công ty em báo tăng bảo hiểm cho nhân viên Trung tâm thì vẫn sẽ báo tăng ở công ty phải không và hợp đồng sẽ là giám đốc công ty tổng ký hay là trưởng chi nhánh ký ạ.2. Chị nhân viên mới đã được đóng bảo hiểm ở công ty cũ từ tháng 02/2017 đến tháng 03/2019, trong thời gian đó có nghỉ thai sản từ tháng 10/2018 đến tháng 03/2019, tháng 04/2019 báo giảm hẳn ở công ty cũ, chị ấy mới ký hợp đồng với công ty em từ tháng 6 này nhưng lại mới có bầu được 4 tháng. Vậy nếu công ty em báo tăng bảo hiểm cho chị ấy từ tháng 6 này thì chị ấy có đủ điều kiện hưởng thai sản không ạ (dự sinh ngày 20 tháng 12/2019), thời gian nghỉ thai sản lúc trước có được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm hưởng chế độ thai sản cho lần sinh tiếp theo không.3. Công ty đã ký hợp đồng với nhân viên mới từ ngày 01/06/2019 nhưng phải qua ngày 15 mới báo tăng được cho nhân viên do công ty cũ chưa trả sổ bảo hiểm cho nhân viên, vậy sau ngày 15 bên em mới làm thủ tục báo tăng cho nhân viên đó thì có được không ạ.Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư và quý công ty. Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, đóng BHXH cho người lao động tại Công ty hay tại Chi nhánh của Công ty và thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, Công ty bạn mới thành lập Trung tâm tiếng, trên ĐKKD của Trung tâm là chi nhánh trực thuộc Công ty và có thêm nhân viên mới ở chi nhánh đó, thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH 2018 sửa đổi, bổ sung điểm 3.2 Khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH xác định về nơi đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

“3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.”

Theo quy định này thì bên bạn sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại địa bàn nơi Chi nhánh của công ty hoạt động hoặc tại nơi công ty đóng trụ sở đều được.

Vấn đề ký kết hợp đồng lao động, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014: "1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp". Như vậy, chi nhánh của Công ty chỉ được phép ký kết hợp đồng với người lao động khi có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của Công ty, trường hợp không có văn bản ủy quyền của Công ty thì việc ký kết hợp đồng với người lao động sẽ do Công ty thực hiện. 

- Thứ hai, điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

Theo đó, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh có đóng bảo hiểm xã hộ từ đủ 06 tháng trở lên.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: 
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.

Thời gian dự sinh của bạn đó là 20/12/2019, nếu tháng 12 (tháng sinh con) bạn đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước  khi sinh con, nên thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn đó được tính từ tháng 01/2019- 12/2019, do đó nếu trong khoản thời gian này bạn đó đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên thì sẽ được hưởng chế độ thai sản; Trường hợp tháng 12/2019 (tháng sinh con) bạn đó không đóng bảo hiểm xã hội, thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn đó được tính từ tháng 11/2019 – 12/2018, nếu trong khoảng thời gian này bạn đó có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06  tháng trở lên thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

- Thứ 3, thời gian báo tăng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, Công ty đã ký hợp đồng lao động với người lao động từ 01/6/2019 nhưng đến ngày 15/6/2019 mới báo tăng, do Công ty cũ chưa trả sổ bảo hiểm xã hội thì vẫn được. Bởi lẽ, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:

"1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội".

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo