Luật sư Trần Khánh Thương

Video quay lén có phải là chứng cứ chúng minh tội đánh bạc không?

Luật sư cho tôi hỏi là có thể tố cáo một nhóm người với công an về hành vi tổ chức đánh bạc (4-5 người đánh với số tiền mỗi ván lên đến vài chục triệu) bằng video quay lén được không? Video đó có được tính là bằng chứng để xử lý họ không? Mức độ xử lý như thế nào? Trong nhóm người đó có người đã từng đi tù thì người đó có bị phạt nặng hơn không? (Họ đều là những người có tiền có quyền, liệu có thể xử lý họ 1 cách thích đáng ko?)

Video quay lén có phải là chứng cứ chúng minh tội đánh bạc không?
Tư vấn tội đánh bạc

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn khi có căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra, bạn có quyền gửi đơn tố giác tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

"1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Theo đó, bạn có thể gửi kèm theo đơn tố giác một bản sao đoạn video nói trên đến cơ quan công an để họ tiến hành điều tra theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung2017 quy định như sau:

"1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Tuỳ vào mức độ của tội phạm mà Toà án đưa ra hình phạt cụ thể đối với từng người phạm tội. Về chứng cứ trong truy cứu trách nhiệm hình sự, Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

"Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

"1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.”

Nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì video sẽ được xem là một trong những chứng cứ chứng minh tội phạm.

Việc một người đã từng đi tù (đã có tiền án) thì tuỳ từng trường hợp có thể là căn cứ định khung hình phạt hoặc làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

"1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

...

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

...

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Trân trọng!

Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan
>>  Tư vấn pháp luật hình sự
>>  Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169