Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Vay với lãi suất rất cao không trả được nợ thì phải làm thế nào?

Cuộc sống sẽ có muôn vàn khó khăn mà chúng ta không thể lường trước được, trong khi đó không phải người nào cũng có điều kiện để tự mình vượt qua mà đôi khi chúng ta cần sự trợ giúp từ người khác. Sự giúp đỡ ấy có thể nhận được mà không phải hoàn trả, nhưng cũng có nhiều thứ mà khi nhận chúng ta phải hoàn trả lại như hợp đồng vay tài sản. Để giảm bớt những thiệt hại và tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể trong hợp đồng vay, luật dân sự 20155 đã quy định rất rõ mức lãi suất vay. Luật sư sẽ tư vấ

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng vay tài sản.

Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là vật đồng bộ tức là sau khi sử dụng tài sản vay đó, người vay vẫn có thể hoàn trả tài sản đó cho người cho vay. Chúng tôi đồng ý rằng, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên nhưng thỏa thuận đó không được trái quy định pháp luật đặc biệt là về lãi suất. Hiện nay, hợp đồng vay tài sản được coi là hợp đồng có đền bù khi phát sinh khoản lãi như thỏa thuận, ví dụ như hợp đồng tín dụng ngân hàng và hợp đồng vay tài sản đươc coi là hợp đồng không có đền bù nếu như không phát sinh khoản lãi suất mà chỉ mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người an hem, làng xóm, láng giềng.

Nếu vay giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức mà tổ chức đó không phải là tổ chức tín dụng thì lãi suất sẽ áp dụng theo quy định của luật dân sự 2015 và nếu hợp đồng vay mà bên cho vay là tổ chức tín dụng thì lãi suất theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà cụ thể là tổ chức tín dụng đó phải đăng ký với ngân hàng nhà nước tại thời điểm thành lập.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Vay với lãi suất cao không trả nợ thì phải làm thế nào?

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào luật sư, Tôi có một số vấn đề về về trường hợp bảo vệ người đi vay nặng lãi trong trường hợp vay nhưng không có khả năng trả nợ, xin nhờ các luật sư tư vấn dùm cách giải quyết tốt nhất có thể. Sự việc như sau: Theo thông tin tôi được biết, mẹ tôi cư ngụ tại X đã vay tiền của một số người với lãi suất rất cao và hiện bà không có khả năng chi trả một lượt. 

Hiện tại đang có rất nhiều đe dọa và áp lực từ phía cho vay. Tôi có một số câu hỏi như sau:

- Để bảo vệ an toàn cho bản thân thì mẹ tôi có nên nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ can thiệp hay không?

- Có thể dừng việc trả lãi cao và trả vốn dần theo từng tháng?

- Phải đến cơ quan nhà nước nào để nhờ giúp đỡ trong việc thương lượng giữa hai bên?

Bản thân tôi hiện không sống cùng Mẹ tôi đồng thời gia đình tôi rất đơn chiếc,vì vậy rất mong các luật sư có thể tư vấn giúp tôi để tôi có thể cùng gia đình giải quyết mọi việc theo cách an toàn và đúng pháp luật. Rất mong nhận được trả lời của luật sư. Chân thành cảm ơn!

=> Giải đáp thắc mắc pháp luật Dân sự, gọi 19006169 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Bạn không nói rõ số tiền mẹ bạn vay và lãi suất cho vay nên chúng tôi không có căn cứ xác định có thể tố giác hành vi đe dọa và cho vay với lãi suất cao tới cơ quan công an hay không?

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Theo quy định này, mẹ bạn vay tiền phải có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lãi suất không được lớn hơn mức mà Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”.

Khi xảy ra tranh chấp, pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, mẹ bạn có thể sẽ không phải trả phần lãi vượt quá theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc trả vốn cụ thể như thế nào thì sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên, nếu bên cho vay kia đồng ý thì mẹ bạn có quyền trả vốn dần theo từng tháng.

Trường hợp này, mẹ bạn có thể nhờ đến ủy ban nhân dân xã, phường nơi một trong hai bên cư trú để giúp đỡ trong quá trình thương lượng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: vay với lãi suất rất cao không trả được nợ thì phải làm thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo