Luật sư Việt Dũng

Mượn tiền không trả có vi phạm không?

Luật sư giải đáp thắc mắc của khách hàng về việc không có khả năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nội dung tư vấn cụ thể như sau:

Tôi có vay nợ của một tài chính tư nhân.số tiền 10 triệu.nhưng hợp đồng vay lại viết tôi bán cho bên A chiếc xe vison mới 100% với. Giá 32 triệu và đã nhận từ bên A số tiền 22 triệu trong 15 ngày nếu tôi không giao xe sẽ phải hoàn lại số tiền trên. Trong khi tôi vay 10triệu đó phải trả góp theo ngày một ngày 280000 cứ 5 ngày góp một lần là 1.400.000 và 10 lần là hết nợ.Tôi đã góp 6 lần nhưng lần thứ 7 tôi không có khả năng góp nên xin chậm. Bên A không chấp nhận. Đòi phạt chậm 3 ngày coi như chưa góp lần nào và phải  góp lại từ đầu. Tôi không có khả năng góp lại từ đầu nên không góp nữa và cắt liên lạc. Vậy tôi có bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?Mức phạt như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật hình sự hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng,…. Đối chiếu với trường hợp mục đích ý chí ban đàu của bạn là vay tiền sau đó bạn vẫn thực hiện nghãi vụ trả nợ nhưng vì không đủ khả năng để thanh tóan và đã có thông báo để gia hạn thời gian trả nhưng không được sự đồng ý từ bên cho vay. Do đó với hành vi trên của bạn chưa đủ  căn cứ để cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015. 

Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp mục đích của bạn là vay tiền hợp pháp nếu như sau khi vay mà bạn muốn chiếm đoạt luôn số tiền này hoặc bạn sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được nợ thì có thể có căn cứ để cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

Như vậy chỉ khi cấu thành những hành vi trên thì mới cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.  Mức phạt sẽ căn cứ vào tài sản bạn chiếm đoạt là bao nhiêu để xác định khung hình phạt nếu bạn còn 4 lần chưa thanh toán mà nếu chiếm đoạt luôn tài sản này sẽ rơi vào khung hình phạt từ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu không có những cấu thành trên mà hiện tại vì lý do khó khăn bạn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ được, mà quan hệ vay nợ này là quan hệ dân sự nên sẽ do các bên tự thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề. Trường hơp bạn không trả được nợ cũng k nên có hành vi bỏ trốn hay cắt liên lạc. Nếu bạn không trả được khoản nợ có thể bị khởi kiện dân sự yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn