Vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào
1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh, hoạt động vận chuyển, mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của các chủ thể kinh doanh thì pháp luật cũng xây dựng, ban hành các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của ngừơi tiêu dùng cũng như việc quản lý, kiểm soát đối với việc kinh doanh và các mặt hàng có mặt trên thị trường hay kiểm soát chất lượng, ngồn gốc của hàng hóa, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các chủ thể có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ, tài liệu chứng minh,...
Hành vi không có, hoặc không xuất trình được loại giấy tờ chứng minh chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa sẽ dẫn đến các chủ thể kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự. Do đó, việc có thêm các kiến thức liên quan đến việc mua bán, vận chuyển hàng hóa là rất quan trọng.
Quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo hình thức gửi Email hoặc liên hệ với tổng đài 1900.6169 để được bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn cụ thể trường hợp của mình, tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra.
2. Vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào
Nội dung tư vấn như sau: Kính chào quý công ty luật Minh Gia. Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của quý công ty.Nội dung: Anh trai tôi đang kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Vừa qua anh trai tôi có mua 1 cont hàng chân gà động lạnh có xuất xứ từ nước ngoài. Anh tôi mua hàng của 1 công ty xuất nhập khẩu thông qua một người môi giới không rõ lai lịch ( chỉ nói chuyện qua điện thoại và zalo ). Khi đang bốc dỡ hàng vào kho lạnh tại thì bị cơ quan chức năng bắt giữ ( công an kinh tế, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm và cán bộ hải quan ). Cơ quan chức năng cho rằng anh tôi buôn lậu hàng tạm nhập tái xuất không được phép tiêu thụ tại Việt Nam và có hành vi trốn thuế. Lô hàng trị giá 750.000.000 vndCâu hỏi : 1: trường hợp trên anh tôi là người mua sẽ bị xử lý như thế nào trước pháp luật. Chỉ bị xử phạt hành chính hay bị xử lý hình sự.2: tái xế lái xe chở hàng thuê có bị xử lý không.3: Người môi giới bán hàng không rõ lai lịch kia có bị xử lý hay không.4: công ty bán hàng cho anh tôi có bị xử lý hay không.Kính mong quý công ty tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tội buôn lậu có nội dung như sau:
“Điều 188. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
...”
Theo quy định trên thì để cấu thành tội buôn lậu phải đảm bảo đó là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng nói trên của người phạm tội là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của pháp luật về xuất – nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
Đối chiếu với trường hợp của bạn việc mua bán không có hóa đơn chứng từ nhưng mặt hàng chân gà đông lạnh không thuộc hàng cấm có số lượng lớn theo danh mục hàng cấm tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Như vậy chưa thể khẳng định đủ cấu thành tội buôn lậu, và khi này anh của bạn cũng như những người liên quan có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hành vi bán lô hàng không có nguồn gốc xuất xứ của người bán cần xác định khi kinh doanh hàng đông lạnh như vậy đã có đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề này hay không? Điều kiện về vệ sinh an toàn có đảm bảo không?lô hàng kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài có hóa đơn gì hay không?... Để từ đó sẽ xác định mức xử phạt phù hợp. Trường hợp không xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời có thể bị áp dụng biện pháp bổ sung là tịch thu và tiêu hủy hàng không rõ nguồn gốc.
Hành vi vận chuyển của người tài xế và hành vi mua bán hàng hóa không sẽ bị xử lý theo quy định tại điều 21 Nghị định 124/2015/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung nghị định 187/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, theo đó:
Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
…
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy tang vật vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này”
Ngoài ra với hành vi mua bán hàng hóa không hóa đơn có thể bị chịu xử lý về hành vi trốn thuế theo quy định tại điều 13 Thông tư 166/2013/TT- BTC như sau:
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
Như vậy trường hợp của bạn với hành vi vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định trên. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp bổ sung là tịch thu số hàng hóa và tiêu hủy.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất