Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội hiện nay
1.1. Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc
|
BHXH |
BHTN |
BHYT |
|
||
Hưu trí và tử tuất |
Ốm đau và thai sản |
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp |
||||
Người sử dụng lao động |
14% |
3% |
0,5% |
1% |
3% |
= 21,5% |
Người lao động |
8% |
- |
- |
1% |
1,5% |
= 10,5% |
TỔNG |
= 32% |
Căn cứ theo các quy định sau:
- Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Điều 37 Luật Việc làm năm 2013;
- Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm y tế.
1.2. Đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện có hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Do đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.”
- Luật việc làm 2013 không có quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện, do đó NLĐ tham gia BHXH tự nguyện không phải đối tượng được tham gia BHTN.
- Ngoài ra, đối với BHYT thì đối tượng này có thể tham gia theo nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và việc tham gia này không bắt buộc.
Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: “e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”. Theo đó thì NLĐ này phải đóng 4,5% mức lương cơ sở.
Như vậy: - NLĐ tham gia BHXH tự nguyện phải đóng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Và NLĐ có thể tham gia BHYT với mức 4,5% mức lương cơ sở.
2. Câu hỏi:
Kính gửi luật sư, hiện tại em đang làm việc tại công ty theo hợp đồng lao động với mức lương 2.700.000đ/tháng. Em nhờ luật sư tư vấn việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ạ. Em có đọc trên mạng về vấn đề này nhưng vẫn không hiểu lắm ạ. Em có hỏi công ty lương 2tr7 là có bao gồm phí bảo hiểm chưa thì công ty nói BHXH tự nguyện phải tự đóng, công ty ko đóng. - Em muốn hỏi luật sư nếu em đóng BHXH tự nguyện thì công ty có hỗ trợ đóng bao nhiêu % không ạ? - Và với mức lương 2tr7 thì em phải đóng BHXH bao nhiêu? - Đóng đến thời gian nào thì em sẽ nhận được lương khi về hưu? Em xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp anh đang vướng mắc Luật Minh Gia tư vấn như sau:
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…………”
Trong trường hợp này chị là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với công ty nên căn cứ theo quy định trên thì chị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, Công ty có trách nhiệm lập hồ sơ cấp sổ BHXH, đóng và hưởng BHXH cho chị theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Như vậy, việc công ty không làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chị mà để chị tham gia bảo hiểm tự nguyện là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội
- Nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chị sẽ phải đóng 10,5% mức lương tháng và NSDLĐ của chị phải đóng cho chị 21,5% mức lương tháng của chị.
Tuy nhiên nếu tham gian BHXH bắt buộc thì công ty phải đảm bảo chi trả lương theo đúng mức tối thiểu vùng mà luật quy định.
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng);
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).
Đối chiếu với trường hợp của chị, mức lương công ty chi trả 2.700.000 đồng/tháng không phù hợp với quy định. Để đảm bảo quyền lợi của mình, chị cần liên hệ lại với công ty và yêu cầu công ty điều chỉnh mức lương và đóng bảo hiểm xã hội cho chị đúng quy định của pháp luật.
- Nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chị sẽ phải đóng 22% mức lương tháng do chị lựa chọn đóng (khoản này hoàn toàn do mình chị phải chi trả). Nhưng chị phải đảm bảo mức đóng tối thiểu và tối đa của pháp luật hiện nay:
+ Mức đóng tối thiểu = 1.500.000 đồng/người/tháng (Điều 3 Nghị định 07/2021).
+ Mức đóng tối đa = 20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng/người/tháng (Điều 3 Nghị định 38/2019).
Như vậy, với mức lương 2.700.000 đồng/tháng của chị thì chị phải đóng 594.000 đồng/tháng nếu chị đóng BHXH theo đúng mức lương đó.
Tóm lại: Trong trường hợp của chị, công ty của chị đã vi phạm quy định về mức lương tối thiểu vùng và quy định về bảo hiểm xã hội. Do đó, chị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và mức lương chị được hưởng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên chị có quyền yêu cầu công ty tham gia bảo hiểm xã hội cho chị và trả đúng mức lương theo quy định. Nếu công ty không đồng ý chị có thể báo với cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp quận (huyện) nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất