Lại Thị Nhật Lệ

Tư vấn về việc thăm người đang bị tạm giam, tạm giữ.

Tôi ly hôn chồng được 3 năm và có 2 con chung 11-7 tuổi. Trong đơn ly hôn tôi nhận nuôi cả 2 cháu và thỏa thuận việc cấp dưỡng nuôi con với bố cháu. Thực tế bố cháu để lại thẻ hưu hàng tháng cho tôi lấy và mỗi tháng trợ cấp thêm 5 đến 10 triệu . Nhưng hiện tại a ấy mới bị bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 50 tỷ đồng.

 

Vậy tôi có được gặp a ấy để lấy sổ hưu và để a ấy viết ủy quyền cho tôi lấy lương hàng tháng tôi nuôi con hay không. Và trình bày làm thủ tục thế  nào. Gặp ai để giải quyết cho tôi xin luật sư tư vấn. Về sổ hưu a ấy đang cầm hiện giờ tôi cũng không biết a ấy để đâu chỉ biết mới bị bắt tạm giam và công an chưa cho gặp. Tôi chỉ cầm thẻ rút hàng tháng nên tôi rất mung lung.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Theo Điểm d Khoản 4 Điều 1 Nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP, như sau:
 

"Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ ".

 

Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
 

Căn cứ vào quy định trên, thì việc gặp người thân đối với người bị tạm, tạm giữ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án. Do đó, nếu việc gặp người thân có ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án thì cơ quan công an có quyền không cho người bị tạm giam tiếp xúc với người thân.

 

Như vậy, gia đình, thân nhân muốn được thăm nom người thân của mình đang bị tam giam, tạm giữ cần làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn xét xử. Việc có được gặp bị can hay không do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

 

Khi bạn đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.


 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc thăm người đang bị tạm giam, tạm giữ.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo