Hoài Nam

Tư vấn về việc bồi thường khi bị đánh gây thương tích

Xin chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi sự việc như sau: H ôm 18/4 chồng tôi và anh H rủ nhau chơi cờ chung tiền mỗi ván 100 nghìn. Chồng tôi thua 2 ván và ko có tiền xin thiếu. Anh H ko chịu, 2 bên cãi cọ và anh H dùng bàn cờ đập vào mặt chồng tôi. Chồng tôi bỏ chạy vào phía trong nhà thấy có con dao cũ của chủ nhà trên bếp liền cầm trở ra chặt vào xe anh H 2 nhát bể nhẹ đầu xe. Lúc đó anh nhìn thấy anh H cầm con dao chặt thịt (lấy của quầy thịt dê bên cạnh) và 1cây sắt mài dao chạy tới,

Chồng tôi bỏ chạy thì anh H đuổi theo, chồng tôi chạy được khoảng 25m thì bị té và anh H dùng dao chém 1 nhát trúng tay (đứt 5 sợi gân và gãy 1 xương cẳng tay) và đập cây sắt vào đầu bị rách da, chảy máu nhiều. Hiện anh H đang bị tạm giam còn chồng e đang nằm viện. Xin hỏi nếu bây giờ gia đình tôi yêu cầu bồi thường 50 triệu đồng và rút đơn yêu cầu khởi tố thì anh H có được thả ra hay không? Và vụ án có bị xét xử không?
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì anh H đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với chồng bạn. Căn cứ tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Có tổ chức;

 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

 

i) Có tính chất côn đồ;

 

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

 

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

d) Tái phạm nguy hiểm;

 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.


Tuy nhiên gia đình bạn đã thỏa thuận về việc bồi thường và chạy chữa, đồng thời muốn rút đơn yêu cầu khởi tố. Theo quy định của pháp luật đối với hành vi cố ý gây thương tích theo khoản 1, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì cơ quan điều tra chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại. Trong trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trước khi mở phiên tòa xét xử thì vụ án dược đình chỉ. Căn cứ:
 


Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

 

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

 

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

 

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

 

Trong trường hợp của gia đình bạn, bạn không nói rõ là anh H đã bị khởi tố theo khoản nào của Điều 104 nên chúng tôi không thể kết luận được là anh H liệu có được thả khi gia đình bạn rút đơn yêu cầu khởi tố hay không. Trong trường hợp anh H bị khởi tố theo khoản 1, Điều 134 BLHS 2015 thì khi gia đình bạn rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án sẽ không bị xét xử nữa và anh H sẽ được thả. Còn nếu anh H bị khởi tố theo khoản 2, hoặc khoản 3, hoặc khoản 4 Điều 134 nếu trên thì anh H sẽ không được thả khi bạn rút đơn yêu cầu khởi tố.

 

Trân trọng!

CV Sơn Tùng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo