Tư vấn về vi phạm pháp luật Đất đai
Thưa Luật sư, cơ sơ tôn giáo tự ý xây dựng công trình không phép trên đất nông nghiệp thì cơ quan nào mới được xử lý?
Nội dung tư vấn:
Thưa luật sư Nếu cơ sơ tôn giáo tự ý xây dựng công trình không phép trên đất nông nghiệp ( cơ sở này đã có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND tỉnh cấp cho tịnh xá) thì cơ quan nào mới được xử lý và có văn bản nào quy định cấp thành phố hay thanh tra sở xây dựng xử lý hay không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, Theo Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
“3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.
Thứ hai, tại Điều 8 luật đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
“1. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
Thứ ba, về thẩm quyền xử phạt:
Thẩm quyền xử phạt thuộc trường hợp này của Chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính (điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
Hoặc thẩm quyền thuộc thanh tra chuyên ngành đất đai (điều 32 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
Nếu việc xây dựng công trình trên vi phạm quy định về xây dựng thì thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 121-2013-ND-CP.
Như vậy trong trường hợp này cơ sở tôn giáo tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật về đất đai, và thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch UBND các cấp hoặc thanh tra chuyên ngành đất đai ( điều 31,32 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).
Thưa luật sư Nếu cơ sơ tôn giáo tự ý xây dựng công trình không phép trên đất nông nghiệp ( cơ sở này đã có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND tỉnh cấp cho tịnh xá) thì cơ quan nào mới được xử lý và có văn bản nào quy định cấp thành phố hay thanh tra sở xây dựng xử lý hay không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, Theo Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
“3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.
Thứ hai, tại Điều 8 luật đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
“1. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
Thứ ba, về thẩm quyền xử phạt:
Thẩm quyền xử phạt thuộc trường hợp này của Chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính (điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
Hoặc thẩm quyền thuộc thanh tra chuyên ngành đất đai (điều 32 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)
Nếu việc xây dựng công trình trên vi phạm quy định về xây dựng thì thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 121-2013-ND-CP.
Như vậy trong trường hợp này cơ sở tôn giáo tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật về đất đai, và thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch UBND các cấp hoặc thanh tra chuyên ngành đất đai ( điều 31,32 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về vi phạm pháp luật Đất đai. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
CV: Nghiêm Quang Trường – Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất