Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về vấn đề làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Luật sư tư vấn về vấn đề người vay dùng giấy tờ xe giả để thế chấp và thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản bảo đảm. Cụ thể như sau:

xin chào luật sư,  vào tháng 7 năm 2016 tôi được 1 người quen giới thiệu cầm 1 chiếc xe oto mới mua được 2 tháng là 200tr đồng,tôi thấy có đầy đũ giấy tờ bản gốc chính chũ,lãi suất 4%/tháng,không nghj ngờ gi,tôi cho viết giấy tay,giấy thế chấp,3 ngày sau chủ nhân cũa chiếc xe đến tìm tôi,nói là đang cần tiền thêm nên muốn cầm thêm 400tr nửa,không nghi ngờ gì tôi liền đồng ý,vì xe và tất cả giấy tờ tôi đang giử,vì không đủ tiền nên tôi chỉ đưa thêm 360tr,viết thêm 1 giấy thế chấp nửa,tổng cộng 2 lần là 560tr,có người làm chứng đầy đủ,và từ đó đến tháng 8 năm 2017 nhiều lần tôi liên lạc chủ xe không được,hỏi người giới thiệu thì người nói liên lạc với chủ xe cũng không được,quê của chủ xe ở nghệ an nên tôi củng chưa ra đó tìm,trong lúc này tôi đã nghi ngờ và đi xác minh chiếc xe và giấy tờ xe,thì phòng nguyên thực xác định là giấy đăng ký xe là giả,và tôi củng tìm hiểu là xe đang vay ngân hàng ở nghệ an 800tr,nên tôi đã làm đơn tố cáo đến công an,bên phía công an củng xác định là giấy đăng ký xe là giả,và mời chủ xe vào công an hcm làm việc,cho tôi hỏi chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?vì tôi củng nghe thông tin là vì tài sản đúng của chủ xe nên không truy tố '' lừa đảo chiếm đoạt tài sản'' và chủ xe không có hành vi bỏ trốn,tại vì công an mời làm việc được (  chỉ  tránh mặt không liên lạc với tôi thôi ) ,và khả năng tôi có thể lấy lại tiền góc và lãi được không,vì chiếc xe đang vay ngân hàng,còn bên tôi chỉ là giấy thế chấp viết tay,không pháp lý bằng ngân hàng,nên tôi rất mong luật sư cho tôi xin ý kiến,và tôi củng mong luật sư đại diện ở hcm  giúp tôi khởi kiện vụ án này,tôi xin chân thành cám ơn

 

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia! Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Đối với vấn đề bạn hỏi là liệu chủ xe có có bị truy tố trách nhiệm hình sự hay không thì theo quy định tại Điều 267, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

 

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Phạm tội nhiều lần;

 

c)  Gây hậu quả nghiêm trọng;

 

d) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

 

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng”

 

Theo đó, tội làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể là hành vi làm giả giấy tờ, con dấu hoặc sử dụng giấy tờ, con dấu giả để lừa cơ quan nhà nước hoặc công dân. Như vậy, hành vi của chủ xe có thể coi là sử dụng giấy tờ, con dấu giả để lừa công dân nên có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

 

Vấn đề tiếp theo bạn hỏi là bạn có lấy lại được cả gốc lẫn lãi hay không thì theo quy định tại Điều 308, Bộ luật dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản bảo đảm như sau:

 

“Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

 

Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

 

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

 

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;”

 

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

 

Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.:”

 

Theo đó, giao dịch giữa chủ xe với ngân hàng là giao dịch phát sinh đối kháng với người thứ ba (có đăng kí) còn giao dịch giữa bạn và chủ xe là giao dịch không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba (không có đăng kí). Vì vậy, theo quy định của pháp luật thì ngân hàng sẽ được ưu tiên thanh toán các khoản nợ trước, sau đó mới đến bạn. Nếu ngân hàng đã thanh toán xong các khoản nợ mà vẫn còn thì bạn sẽ được tiếp tục thanh toán khoản nợ đó.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Hoàng Thị Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn