Tư vấn về trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Mục lục bài viết
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019.
2. Tư vấn trường hợp công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào Luật sư! Ngày 15/5/202x tôi nghỉ thai sản đã đủ 6 tháng. Tôi có nhận được thông báo từ cty cho thôi việc với lý do không sắp sếp được công việc. Tôi cũng chưa nhận được tiền thai sản từ công ty, Tôi có hỏi thì công ty hẹn tới tháng 7/202x sẽ thanh toán do BHXH chưa chi trả. LS cho tôi hỏi tôi phải làm sao để nhận được tiền thai sản, và cty cho tôi nghỉ như vậy tôi phải khiếu kiện như thế nào. Cám ơn LS nhiều.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản như sau: “3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.”
Như vậy, việc công ty đơn phưng chấm dứt HĐLĐ với chị vì lý do không sắp xếp được công việc là trái với quy định của pháp luật.
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019 như sau:“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
…”
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, chị gửi đơn kiến nghị đối với quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng này lên ban lãnh đạo công ty. Nếu công ty không giải quyết, chị có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án để tòa thụ lý và giải quyết cho chị.
Thứ hai, về thủ tục hưởng chế độ thai sản
Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hướng chế độ ốm đau, thai sản như sau:“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
…”
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản mà bạn nộp, công ty có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm. Trong thời 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của công ty, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết và chi trả chế độ thai sản cho bạn.
Nếu sau khi hoàn thành các thủ tục trên, sau thời gian quy định mà vẫn chưa nhận được tiền thai sản thì bạn có thể gửi kiến nghị đến công ty để được giải quyết.
Trân trọng!
Phòng tư vấn - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất