Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về tranh chấp đất đai với cộng đồng dân cư sử dụng đất

Hộ dân sư làm nhà đã lấn chiếm một phần đất của lối đi chung, đã hòa giải nhưng không thành và hiện đang thắc mắc về cách giải quyết. Cụ thể như sau:

 

Thưa luật sư! Chúng tôi là những hộ dân sống ở BD muốn hỏi luật sư một vấn đề như sau: đường xóm chúng tôi có con đường theo sơ đồ cũ là 3,4 m còn sơ đồ mới là 3,9 m. Nay có hộ dân bên cạnh làm nhà đã lấn chiếm một phần đất của đường. Chúng tôi làm đơn yêu UBND xã giải quyết thì xã giải quyết như sau: Lần thứ nhất cán bộ địa chính cho rằng hộ đó không lấn. Lần thứ hai tiếp tục làm đơn ra xã cũng cán bộ đó về đo và cho rằng hộ đó lấn cả ra đường và một hộ dân bên cạnh. Lần mới nhất đây về giải quyết tranh chấp giữa hai hộ dân đó cán bộ địa chính lai khẳng định hộ dân đó không lấn chiếm nhà bên cạnh. Vậy xin hỏi luật sư nếu diện tích đất của hộ dân cạnh đường dư ra thì bà con chúng tôi có quyền lấy lại không (vì trong sổ cũ của hộ đó chiều ngang là 7,28m, sổ mới là 6,8m và diện tích đất hẹp về phía dưới). Nếu muốn lấy được thì chúng tôi phải làm như thế nào? Xin hỏi thêm đến thời điểm này viêc xác đinh đát đai căn cứ vào sổ năm 1997 hay sổ năm 2013. Nnếu hộ đó chưa thực hiện đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng thì căn cứ vào bản đồ được không? Rất mong luật sư giúp đỡ và tư vấn cho bà con sớm nhất. Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp lối đi chung này đã được hình thành từ lâu dựa trên sự thỏa thuận giữa các gia đình xung quanh. Việc xác định phần đất đó có phải là lối đi chung hay không cần căn cứ vào hồ sơ địa chính và các giấy tờ liên quan.  Do vậy, ngõ đi chung này không thuộc bất kỳ quyền sở hữu của hộ gia đình nào. Tuy nhiên, hộ gia đình mới chuyển đến đã lấn chiếm lối đi chung để xây nhà, do đó, để giải quyết trường hợp này đầu tiên, gia đình bạn và các gia đình xung quanh nên họp bàn cùng nhau, thương lượng với hộ gia đình mới chuyển đến để đảm bảo hòa khí trong việc giữ lối đi chung đã có từ lâu.

 

Trong trường hợp, các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

 

Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

 

Nếu việc hòa giải không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể khoản 3 Điều 203 quy định:

 

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

 

Theo đó, người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư sẽ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 

Khi giải quyết xong, nếu Tòa án xác định hộ gia đình đó có hành vi lấn chiếm đất thì cộng đồng dân cư nơi bạn sinh sống có quyền sử dụng đất theo điểm l, khoản 1, Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.

 

Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

 

1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

...”

Đến thời điểm này, căn cứ vào sổ được cấp năm 2013 để giải quyết. Nếu hộ đó chưa chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng thì có thể dựa vào bản đồ đo đất được cấp cùng với sổ đỏ năm 2013.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Khánh Phượng - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn