Hoàng Tuấn Anh

Tư vấn về trách nhiệm của công ty với việc nộp Bảo Hiểm Y Tế cho nhân viên

Công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động hay không? Trường hợp công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ xử lý như thế nào? Thủ tục, trình tự đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ra sao? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về trách nhiệm đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động

Đóng bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp) là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp không thực hiện đóng bảo hiểm hoặc thỏa thuận với người lao động về việc không đóng, đây là hành vi trái quy định pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Nếu bạn đang có câu hỏi, thắc mắc về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý hướng dẫn, tư vấn các vấn đề thắc mắc như:

- Tư vấn về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động;

- Mức đóng và trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm xã hội;

- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý về Luật Lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin chi tiết và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về đóng bảo hiểm y tế cho người lao động

Câu hỏi: Công ty tôi sản xuất đồ mộc nội thất, có 1 công nhân bị máy cắt vào tay cũng không  nặng lắm, nhưng có nghỉ ở nhà chữa bệnh 5 ngày. Do công ty chuyển giao nguyên trạng xưởng mộc từ công ty A sang công ty B và người sở hữu khác nên chưa kịp mua BHYT (trước đó vẫn có thẻ BHYT do công ty  A mua đến hết T6/2015. Nhưng qua Bạch Đằng thì chưa kip mua T7 và T8 mới mua)  vậy trường hợp trên thì công ty B phải trả tiền có đúng không? quy định thế nào nhờ 

Nội dung tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, về câu hỏi của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

- Về giá trị của thẻ bảo hiểm y tế:

Theo khoản 1 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế 2008:

“Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”

Khoản 4 điều 16 Luật bảo hiểm y tế 2008:

“Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.”

Trong trường hợp này, thẻ bảo hiểm y tế của nhân viên ấy đã hết hạn sử dụng từ 6/2015 nên thẻ bảo hiểm cũ không có giá trị sử dụng nên sẽ không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định.

- Về việc công ty có trách nhiệm chi trả bảo hiểm y tế cho nhân viên hay không: 

Theo khoản 1 Điều 15 Luật bảo hiểm y tế 2008:

“ Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế”

Như vậy, về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế; công ty có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế cho người sử dụng lao động hàng tháng, cũng như mua bảo hiểm  cho nhân viên, điều này được làm rõ hơn trong hợp đồng giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Trong trường hợp này, cần xác định tại thời điểm tháng 7/2015, ai là chủ sở hữu công ty, là người sử dụng lao động, liệu rằng trong thời gian đó công ty Bạch Đằng đã chính thức trở thành chủ sở hữu xưởng mộc và là sử dụng lao động đối với các nhân viên trong xưởng hay chưa. Nếu công ty Bạch Đằng đã trở thành chủ sở hữu, họ có nghĩa vụ đảm bảo đóng bảo hiểm cũng như mua bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên của mình. Vì thẻ bảo hiểm y tế của nhân viên bị tai nạn đã hết hạn từ tháng 6/2015, việc họ không mua bảo hiểm cho nhân viên trong tháng 7 là không đúng quy định, do vậy, công ty phải có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí phát sinh từ quá trình điều trị của nhân viên bị tai nạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169