Lại Thị Nhật Lệ

Tư vấn về tội trộm cắp tài sản và xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp.

Em có đứa em.. nó có lấy trộm ở cửa hàng in ấn một cái máy trị giá của máy là 1 triệu đồng. Nó lấy khoảng 11h20 phút khi lấy xong nó ra về.. về đến nhà nó check gmail. thì có tin nhắn đến của chủ cửa hàng in ấn với nội dung yêu cầu trả lại máy. Vì đứa em của em in xong thì còn để gmail và chưa đăng xuất ra nên còn tài khoản ở đó nên chủ cửa hàng mới có địa chỉ gmail.

 

Và sau khi nhận được tin nhắn từ gmail thì em của em đã  nhắn tin lại với nội dung là xin lỗi vì hành vi nông nổi nhất thời đã có hành vi trộm cắp... và hứa hẹn giả lại chủ  cửa hàng vào đầu giờ chiều.. và khoảng 1h20 chiều nó có mang máy đến trả lại và bị chủ cửa hàng giải lên phường làm việc.

 

Xin hỏi anh chị, trong trường hợp của đứa em của em thì về phía pháp luật sẽ xử lý ra sao, và hình phạt là xử hành chính hay là hình sự...! Vì nó là sinh viên vừa mới ra trường chưa có tiền án tiền sự gì vì tương lai của đứa em nên gia đình đã phải trả 20 triệu đồng cho phí công an để giải quyết xử phạt hành chính.. và các thủ tục để xử phạt là lấy lời khai và viết bản cam kết, bản kiểm điểm và một số giấy tờ khác, và bắt lăn tay cả hai bàn tay và các ngón tay... và bị giữ lại 24 tiếng đồng hồ, sau khi về hỏi lại em của tôi có bảo có ép cung "Tức là có đánh mấy cái".

Vậy cho tôi hỏi phí công an xử lý như thế liệu có đúng pháp luật không, và phí công an có lưu hồ sơ, và em có có phải dính tiền án tiền sự là trộm cắp không?

 

Mong anh chị có thể giải đáp thắc mắc của tôi... do kiến thức về pháp luật của tôi hạn chế. không nắm rõ được mong anh chị giải đáp giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

 

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

 

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

…”

 

Như vậy một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tài sản trộm cắp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc vào các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều 173 đã nêu trên. Với trường hợp này, tài sản của em bạn trộm cắp dưới 2 triệu và nếu không thuộc các trường hợp tại Khoản 1 ĐIều 173 thì em bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Hành vi này của em bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 ĐIều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

 

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a. Trộm cắp tài sản;

 

b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

 

c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

 

d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

 

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn tạm giữ tối đa không được quá 9 ngày, theo nguyên tắc của bộ luật tố tụng hình sự khi thực hiện hỏi cung không được thực hiện bức cung, nhục hình, dụ cung… Việc cơ quan điều tra đánh em bạn để lấy lời khai là sai, vi phạm với nguyên tắc trong bộ luật tố tụng hình sự.

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo