Hoài Nam

Tư vấn về thủ tục kháng cáo vụ án hình sự

Dạ kính mong luật sư giúp đỡ, cháu trai của em năm nay 23 tuổi có quan hệ với bé gái vừa tròn 14 tuổi 24 ngày...và theo điều tra của công an và giám định sức khỏe thì bé gái này đã bị rách màng trinh năm 12 tuổi và tỷ lệ thương tật 0%, Sáng nay đã được tòa tuyên án là phạt tù 3 năm nhưng do gia đình ở vùng quê nên thiếu hiểu biết kính mong luật sư giúp đỡ kháng cáo trong trường hợp này.Rất mong sự hồi âm sớm của luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp có thể thấy cháu bạn đã bị tòa tuyên án với mức hình phạt là 03 năm tù. Nếu gia đình bạn thấy rằng hình phạt này quá cao và muốn Tòa án xem xét giảm án phạt thì gia đình bạn có thể làm đơn kháng cáo.

 

Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn kháng cáo như sau:

 

“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

 

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định…”

 

Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Thủ tục kháng cáo như sau:

 

“1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

 

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

 

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

 

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

 

2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

 

b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

 

c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

 

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

 

3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.”

 

Như vậy, gia đình bạn có thể chuẩn bị đơn kháng cáo và gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm hoặc gửi đến tòa án cấp phúc thẩm để đề nghị xem xét giải quyết.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169