Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ yêu cầu hưởng lương hưu trước tuổi

Xin hỏi, Công ty của tôi là công ty cổ phân 100% vốn tư nhân. Than gia BHXH, BHYT,BHTN cho người lao động đầy đủ. Nay có 1 NLĐ nam 56 tuổi có thời gian đóng BHXH 35 năm làm việc tại công ty được 5 năm, giám định y khoa giảm 62% sức lao động. NLĐ muốn xin nghỉ hưu và cty trên tinh thần là đồng ý. Vậy trách nhiệm và nghĩa vụ của cty đối với NLĐ trong trường hợp này như thế nào?

 

Cty có bắt buộc phải làm hồ sơ nghỉ hưu cho người lao động không? hay chỉ cần làm thủ tục chốt sổ BHXH. Có phải trả trợ cấp thôi việc, hay chi trả các khoản nào khác cho người lao động không? Xin cảm ơn.

 

>> Tư vấn thủ tục nghỉ hưu trước tuổi qua tổng đài: 1900.6169

 

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng lương hưu như sau:

 

“Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu

 

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

 

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

 

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

 

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.”

 

Như vậy, công ty có trách nhiệm ban hành văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang đóng bảo hiểm xã hội trong thời hạn theo quy định tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

 

“Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

 

1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

...

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

 

Sau khi nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, người lao động của bạn không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48, Điều 36 Bộ luật Lao động:

 

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

 

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

 

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

 

“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

...

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

...”

 

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng VBPL tại thời điểm gửi câu hỏi như sau: 

 

Thứ nhất về trách nhiệm của công ty.

Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng chế độ lương hưu cho người sử dụng lao động, sau đó người sử dụng lao động chuyển hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 25 Quyết định 01/2014/QĐ – BHXH quy định, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.

Hồ sơ bao gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa, Giấy đăng ký địa chỉ nơi cư trú khi nghỉ hưu và nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển hồ sơ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đóng BHXH để cơ quan BHXH giải quyết chế độ hưu trí theo đúng quy định.

Khoản 2  Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không còn quan hệ lao động thì người lao động sẽ trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động chỉ cần thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm, trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thứ hai, về trợ cấp thôi việc.

Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Như vậy, người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 thì công ty không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

 

Trân trọng!
Cv. Nguyễn My – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo