Tư vấn về thời hạn tạm giữ
....nhưng vẫn đưa chồng tôi về cơ quan công an đê xử lý và thực hịên vịêc thử nươc tỉêu với chồng tôi và có kết quả là chồng tôi có sư dụng ma túy (sử dụng ở đâu? Lúc nào? Chư ko phải lúc ở nhà nghỉ tại Long xuyên ). Cơ quan công an thực hiện vịêc giam gĩư để đìêu tra tới bây gìơ là 10 tháng.. ( tôi vẫn chưa đựơc gặp mặt chồng tôi vì không có tên chung hộ khẩu)....vẫn không tìm kíêm đựơc số lựơng trên. Theo như lời khai của chồng tôi thì anh ấy đựoc ngừơi nhờ đi nhận số tìên do ngừơi ở Lx thiêu nợ nếu lấy đựoc thì sẽ cho anh ây số tìên công xứng đáng.nhưng anh ấy không có thì không thể nhận. Và anh đựơc đem tới trại cai nghịên và giam gĩư gắt gao tại đó đến nay là 10 tháng. Xin lụât sư cho tôi hỏi theo bộ lụât Hình sự thì thời gian tạm giam đê đìêu tra là bao nhiêu ngày? Trong thời gian đó nếu không đủ bằng chứng bụôc tội thì chồng tôi có đựơc tại ngoại?? Và cần làm gì đê bảo lãnh anh đựơc về??? Không kíêm ra đựoc bằng chứng như ngừơi kia chỉ và chồng tôi vẫn không nhận tội vì anh ấy không làm vậy mà vẫn bị giam giư để chờ....trong khi gia đinh nội ngoại đều khó khăn, anh là lao động chính trong gia đinh nữa..... Gia đình tôi không bíêt làm gì nên mong lụât sư hồi âm sớm đê gíup đỡ !
Trả lời: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều 199 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.Tuy nhiên, bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2015 đã quyết định bỏ điều luật này. Điều này có nghĩa là, hiện nay, việc sử dụng trái phép chất ma túy không còn bị coi là tội phạm nữa.
Tại Khoản 1 Điều 110 BLTTHS 2015 quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
“Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ...”
Theo bạn trình bày thì khi có thông tin tố giác tội phạm về tội tàng trữ chất ma túy thì cơ quan công án sẽ tiến hành bắt khẩn cấp bắt chồng bạn, tuy nhiên trong quá trình khám xét không phát hiện ra tang vật thì căn cứ tại khoản 6 Điều 110 BLTTHS quy định:
“...Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ...”
Trong trường hợp cơ quan ra quyết định tạm giữ căn cứ Điều 118 BLTTHS 2015 quy định:
“Điều 118. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày...”
Như vậy theo quy định này thì thời gian tạm giữ tối đa là 9 ngày. Trong thời gian đó không phát hiện người đó có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan công an trả tự do cho người bị bắt.
Tuy nhiên do chồng bạn được kiểm tra xét nghiệm dương tính với chất ma tuy nên theo quy định tại điều 28 Luật Phòng chống ma túy 2000 có quy định như sau:
1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có quy định như sau:
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy, theo quy định trên, khi chồng bạn bị công an kiểm tra dương tính với ma túy thì xử lý theo hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu chồng bạn có nơi cư trú ổn định, chưa được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; hoặc chưa được giáo dục nhiều lần tại xã phường, thị trấn thì chồng bạn không phải đi cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà được cai nghiện tự nguyện tại gia đình, địa phương.
Trường hợp 2: Nếu chồng bạn không có nơi cư trú ổn định thì dù chưa được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, giáo dục tại địa phương thì chồng bạn vẫn phải đi cai nghiện tại sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy việc tạm giữ của cơ quan công an là vi phạm thủ tục tố tụng đồng thời chồng bạn có có nơi cư trú ổn định, chưa được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; hoặc chưa được giáo dục nhiều lần tại xã phường, thị trấn thì chồng bạn không phải đi cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà được cai nghiện tự nguyện tại gia đình, địa phương.
Để người cai nghiện được hồi gia thì họ phải thuộc đối tượng: Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối (theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế) cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình; Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập; Học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện…
Khi có yêu cầu, nguyện vọng hồi gia từ phía cá nhân và gia đình của học viên cai nghiện, thì các cơ sở quản lí, trung tâm cai nghiện phải căn cứ vào những điều kiện theo quy định của pháp luật để xét duyệt bảo lãnh cho người cai nghiện hồi gia.
Thủ tục bảo lãnh người cai nghiện hồi gia cơ bản được thực hiện theo các bước sau:
Người có yêu cầu, nguyện vọng bảo lãnh cho người cai nghiện hồi gia nộp đơn xin bão lãnh, người bảo lãnh được xác định trong đơn tùy từng trường hợp phải đáp ứng các điều kiện như: Người ký đơn bảo lãnh hồi gia là một trong những người sau: vợ, chồng, cha, mẹ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn xác nhận; Người ký đơn bảo lãnh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Người ký đơn bảo lãnh có cùng hộ khẩu với người được bảo lãnh tại nơi mà người được bảo lãnh có hộ khẩu trước khi vào cơ sở chữa bệnh...Kèm theo đó là các giấy tờ như giấy tiếp nhận người cai nghiện làm việc của một cơ sở giải quyết việc làm, giấy xác nhận địa phương nơi gia đình người bảo lãnh không còn tệ nạn ma túy, giấy xác nhận những người cùng hộ khẩu với người cai nghiện không có tiền án tiền sự liên quan đến ma túy. Hồ sơ này được nộp tại các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố. Và tùy trường hợp có thể phải nộp ở Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.
Trân trọng.
CV tư vấn:Vy Diễm - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất