Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Kính gửi Anh/Chị luật sư. Em sinh năm 1979. Em có 2 câu hỏi xin anh chị tư vấn giúp ạ. 1. Năm 2001 em đi làm và có đóng bảo hiểm. Năm 2007 công ty giải thể chấm dứt hợp đồng lao động với em. Em xin hỏi năm đó em không biết đi làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy bây giờ em làm thủ tục để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp có được không?

2. Em xin vào làm mới tại Hiệp hội doanh nghiệp một tỉnh (đây là đơn vị xã hội - nghề nghiệp). Hiệp hội không đóng bảo hiểm cho cán bộ mà cán bộ phải tự đóng hoàn toàn (tổng mức đóng 32,5%) trong khi bảo hiểm vẫn ghi người đóng bảo hiểm là cán bộ của Hiệp hội chứ không phải là người đóng tự nguyện. Vậy em xin hỏi luật sư cơ quan em không đóng bảo hiểm cho cán bộ là đúng hay sai?
Xin trân trọng cảm ơn các Anh/Chị!

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 46 Luật việc làm năm 2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Hết thời hạn 3 tháng theo quy định trên, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không tiếp nhận hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 5 Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011 quy định, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/1/2014 trở đi bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
Điều 12 quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, trong đó: Người lao động đóng bằng 1%; đơn vị đóng bằng 1%, Ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN.
Mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5 mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%.
Như vậy, việc đơn vị bạn đang làm việc yêu cầu bạn đóng toàn bộ 32,5% bảo hiểm xã hội, BHYT và BHTN là trái với quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định.

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Tỷ lệ đóng BHXH của người lao đông theo quy định

Cho em được hỏi. Trước đây em làm việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nên được đóng mức bảo hiểm khá cao. bây giờ em nghỉ việc và làm công ty tư nhân trong nước. Em vẫn giữ mức đóng bảo hiểm như ở công ty trước. Em thắc mắc ở vấn đề. Ở công ty trước 1 tháng e chỉ phải trừ 400 đến 500 nghìn tiền bảo hiểm. Còn bây giờ công ty sau lại trừ của em hơn 700 nghìn tiền bảo hiểm vẫn như mức của công tu cũ là sao ạ ? Em không rõ vẫn đề này!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại quyết định 595/QĐ-BHXH về mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Cụ thể:

“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.”

“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN”.

- Về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

 Luật an toàn vệ sinh lao đông năm 2015 quy định như sau:

“Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Như vậy, hàng tháng người lao động phải trích từ tiền lương 10,5% để đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, bạn đối chiếu với mức đóng của doanh nghiệp có đúng hay không. Nếu không đúng thì bạn có quyền yêu cầu công ty hoàn trả phần chênh lệch cho mình

Trân trọng.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169